Hướng dẫn hoàn thiện gỗ Gụ bằng cách đánh vecni – Đồ gỗ Halamp

Hướng dẫn hoàn thiện gỗ Gụ bằng cách đánh vecni

Halamp lựa chọn hoàn thiện gỗ Gụ bằng cách đánh vecni, là một phương pháp truyền thống tự nhiên không gây độc hại, thân thiện với môi trường , vẻ đẹp của gỗ Gụ tự nhiên được hiện lên một cách chân thực nhất. 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp đánh vecni này nhé.

1. Giới thiệu

Nói đến gỗ Gụ thì những người làm trong nghề lâu năm rất thích để gỗ Gụ ở dạng mộc để gỗ xuống mầu và có độ bóng tự nhiên theo thời gian, hoặc xử lý hoàn thiện bằng vecni hoặc sáp xi. Chúng tôi qua nhiều lần sản xuất và đặc trưng sản phẩm khi giao hàng cần đẹp luôn nên lựa chọn phương án hoàn thiện bằng vecni và gỗ nhuộm nước vôi trong, đó là một giải pháp truyền thống, không gây độc hại và thân thiện với môi trường, dễ điều chỉnh mầu sắc cũng như sửa chữa.

Vecni là hỗn hợp giữa “cánh kiến” ngâm trong cồn, “cánh kiến” hay gọi là nhựa cánh kiến là một chất do bọ cánh kiến đỏ tiết ra có mầu từ vàng đến đến đỏ đến nâu sẫm. Vecni dùng lau lên bề mặt gỗ nhiều lần sẽ tạo ra lớp vỏ bóng bên ngoài mặt gỗ.

2. Các bước đánh vecni với gỗ Gụ

Bước 1: đánh giấy ráp gỗ gụ sau khi gỗ đã nhuộm nước vôi

Gỗ Gụ nhuộm nước vôi xong cần được phơi khô, sau đó sản phẩm được đánh thêm một lần bằng giấy ráp mịn để loại bỏ các lông gỗ dựng lên hoặc mặt gỗ còn dính mùn và bụi. Sau đó bề mặt sản phẩm được lau lại bằng khăn hoặc máy hơi để xịt bụi và mùn.

Lưu ý: Trong bước này khi xoa giấy ráp ta chú ý nhẹ nhàng không tỳ mạnh giấy ráp làm trắng cạnh bay mầu gỗ.

đánh giấy ráp gỗ gụ

Bước đánh giấy ráp gỗ gụ sau khi đã nhuộm nước vôi

Bước 2:  Phun hoặc quét lót lên sản phẩm

Lớp lót là một lớp phụ gia để tăng độ mịn của bề mặt sản phẩm, lót sẽ ngấm vào các thớ gỗ lấp đầy những khoảng rỗng tránh cho gỗ bị nứt nẻ. Lớp lót này được làm 2 lần và mỗi lần đều phải đánh sạch bằng giấy ráp.

Lưu ý:

- Lót làm đủ lần, lớp lót pha phải đủ loãng

- Lớp lót cần phải được đánh sạch tránh cho mặt gỗ bị bì

quét lót đánh vecni

Quét lót lần 1 để đánh vec ni gỗ gụ

đánh giấy ráp lần 2

Đánh giấy ráp lần 2 để đánh sạch lớp lót đã quét lần 1

quét lót lần 2 gỗ gụ

Quét lót lần 2 gỗ Gụ

đánh giấy ráp lần 3 gỗ gụ

Đánh giấy ráp lần 3 gỗ Gụ để làm sạch lớp lót lần 2

lau sạch gỗ đánh vecni

Dùng khăn lau sạch bụi và mùn trước khi đánh vecni

Bước 3: Dùng khăn lau đánh vecni

Loại khăn sử dụng lau vecni là khăn mềm có thành phần chính là cotton, thường mọi người vẫn dùng “khăn xô” nhúng toàn bộ vào hỗn hợp vecni vắt khô để trạng thái khăn ẩm sau đó lau đều lần lượt lên bền mặt sản phẩm. Công việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi sản phẩm đạt được độ bóng cần thiết.

Lưu ý:

- Khi lau vecni phải đảm bảo vecni được phủ đều các bề mặt sản phẩm

- Những chỗ không lau tới cần lấy chổi quét tới

- Lau vecni tốt nhất vào những ngày trời khô nắng ráo thì sản phẩm đạt độ bóng tốt nhất, thường đánh vecni vào thời tiết ẩm bề mặt sản phẩm sẽ bị xỉn

- Nếu thời tiết ẩm cần dùng máy sấy hoặc quạt sưởi để đốt nóng không khí.

đánh vecni gỗ gụ

Dùng khăn xô để đánh vecni gỗ Gụ nhiều lần đến khi đạt độ bóng

Bước 4: Kiểm tra sản phẩm

Thường thì sau khi lau vecni nhiều lần những yếu tối về lỗi gỗ hoặc mặt gỗ chưa được phẳng sẽ dần lộ ra, việc kiểm tra là cần thiết để có biện pháp khắc phục. Trong việc hoàn thiện có những mẹo nhỏ của người làm nghề ví dụ: dùng sáp ong, dùng tinh mầu hay bột mầu để điều chỉnh, dùng phấn rôm để tăng độ mát…

sản phẩm đèn bàn đánh vecni

Kết quả sản phẩm đèn bàn đánh vecni, gỗ đạt độ mỏng trong và độ bóng nhất định

3. So sánh cách hoàn thiện gỗ Gụ bằng vecni và sáp xi

Đánh sáp xi (xi đánh giầy) là một phương pháp hoàn thiện độc đáo, các bước tiến hành như nhau chỉ khác là sự thay đổi chất liệu làm bóng bề mặt lớp cuối bằng xi.

3.1. Hoàn thiện gỗ gụ bằng vecni

Ưu điểm:

  • Tạo lớp phủ dạng bóng kính sáng, mịn.
  • Chống thấm và bảo vệ mối mọt tốt hơn.
  • Dễ dàng lau chùi và vệ sinh.
  • Dễ dàng điều chỉnh mầu sắc và sửa chữa.

Nhược điểm:

  • Đánh vecni với gỗ Gụ gỗ có hiện tượng xuống mầu gỗ bị sẫm đen.
  • Một số trường hợp gỗ bị bạc cần phải bảo dưỡng đánh lại vecni

3.2. Hoàn thiện gỗ Gụ bằng sáp xi

Ưu điểm:

  • Giữ gần như nguyên vẹn vẻ đẹp tự nhiên của gỗ
  • Tạo độ phủ mịn màng, mềm mại và bóng mờ
  • Dễ dàng thi công và sửa chữa
  • An toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường

Nhược điểm:

  • Gỗ mộc hoàn thiện phải đảm bảo độ hoàn thiện cao không bị lỗi
  • Cần bảo dưỡng lau chùi thường xuyên để đảm bảo vẻ đẹp

Mỗi phương pháp đều có điểm hay riêng, việc lựa chọn phương pháp nào hoàn thiện phụ thuộc vào nhu cầu sở thích của bạn.

  • Nếu bạn muốn có lớp phủ bóng mịn, sáng bóng và dễ lau chùi, vecni là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng vecni chất lượng tốt và thi công đúng cách để tránh làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ Gụ.
  • Nếu bạn muốn giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên của gỗ Gụ và tạo cảm giác mềm mại, ấm áp, sáp xi là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bảo quản sản phẩm cẩn thận và thường xuyên lau chùi để tránh bám bẩn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp này để hoàn thiện gỗ Gụ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng vecni để tạo lớp phủ nền, sau đó phủ thêm một lớp sáp xi mỏng để tạo cảm giác mềm mại và ấm áp cho gỗ.

Chúc bạn lựa chọn được phương pháp hoàn thiện phù hợp với nhu cầu của mình!

 

Đồ gỗ Halamp đơn vị thiết kế, sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất.

Địa chỉ: HH02-1B khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Facebook.com/halamp.vn
Zalo.me/0867750420 
Web: https://halamp.vn

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên