Gỗ Gụ từ lựa chọn của thợ mộc đến yêu thích của khách hàng
- Người viết: HaLamp lúc
- Tư vấn
- - 0 Bình luận
Khi hỏi những người thợ mộc, họ thường chia sẻ rằng gỗ Gụ là loại gỗ ưa thích nhất khi làm đồ gỗ nội thất.
Vậy điều gì làm cho gỗ Gụ trở nên đặc biệt? Tại sao gỗ Gụ lại trở thành lựa chọn hàng đầu của thợ mộc và sự yêu thích của khách hàng?
1. Lý do làm cho gỗ Gụ trở thành một loại gỗ được yêu thích
- Gỗ Gụ bắt mắt bởi:
- Là gỗ có mầu tự nhiên khi nhuộm nước vôi trong có mầu từ nâu nhạt đến nâu đậm gó có anh hồng tự nhiên.
- Mặt gỗ mịn chất gỗ đẹp
- Vân gỗ đẹp, vân không quá nổi bật nhưng rất nhẹ nhàng.
- Gỗ được kiểm chứng tồn tại qua nhiều thập kỷ
- Là loại gỗ được biết đến và rất phổ biến từ châu Âu đến châu Á từ rất lâu đời
- Gỗ có độ bền cao được kiểm chứng bởi những sản phẩm đồ cổ đóng bằng gỗ Gụ vẫn giữ nguyên được chất gỗ.
- Gỗ ngày càng quý hiếm
- Nguồn gỗ và chất lượng gỗ ngày càng khan hiếm
- Giá gỗ ngày càng cao
- Ngày càng được nhiều quốc gia săn lùng và thu gom hoặc tích trữ từ các nhà sản xuất
- Thợ mộc dễ gia công
- Mặt gỗ mịn dễ dàng gia công cắt gọt
- Gỗ không quá cứng hay quá nặng
- Gỗ nhanh khô ít bị nứt nẻ
- Dễ đục chạm gia công chi tiết nhỏ
- Đóng được nhiều đồ gỗ nội thất
Đóng từ giường, tủ, kệ, sofa, bàn ăn…gần như có thể đóng được cho tất cả đồ gỗ nội thất. Ngay từ nơi có độ ẩm cao như lavabo chậu rửa đến cửa nhà vệ sinh đến có thể đóng được các đồ gỗ ngoài trời nơi mái kính…Đóng từ hàng khung đến hàng ván hay đục chạm hoa văn, gỗ hoàn thiện có thể để mộc, sơn, vecni, sáp xi, khảm chai, dát vàng…
2. Mầu sắc của gỗ Gụ
- Gỗ gụ mộc: Gỗ có mầu vàng nhạt gân xanh hoặc ánh hồng tùy vào từng chất gỗ và nguồn gốc gỗ
- Gỗ nhuộm vôi: Gỗ có mầu nâu nhạt đến mầu nâu đậm
- Gỗ để xuống mầu tự nhiên: Gỗ không nhuộm vôi để xuống mầu tự nhiên cũng có mầu nâu và ngày càng nâu đậm dần theo thời gian.
Hình ảnh gỗ Gụ có mầu sáng
Hình ảnh gỗ Gụ có mầu nâu sẫm
3. Các phương pháp hoàn thiện gỗ Gụ
Có nhiều khách hàng đã hỏi tôi: “Tại sao sau một thời giai sử dụng, gỗ Gụ lại càng bị xuống mầu và ngày càng sẫm đen? Mình muốn giữ cho gỗ có mầu sáng và không bị xuống mầu”.
Để trả lời câu hỏi này thực chất phụ thuộc vào phương án hoàn thiện mà chúng ta lựa chọn. Có ba cách chính: Bảo vệ mầu ta dùng sơn inchem, để gỗ xuống mầu tự nhiên mang vẻ đẹp cổ kính ta chọn phương án đánh vecni và sáp xi, ngoài ra ta có thế sơn mầu gỗ gụ theo ý muốn nhưng cách này không giữ được vân gỗ. Với chất gỗ tốt ổn định cùng với đặc tính hoàn thiện bằng nhiều cách khác nhau sẽ là sự lựa chọn yêu thích của nhiều khách hàng.
3.1. Đánh vecni và sáp xi
Đánh vecni là phương pháp truyền thống sử dụng hỗn hợp cánh kiến hòa với cồn đánh lên bề mặt gỗ tạo lớp bóng bảo vệ gỗ.
Quy trình:
- Nhuộm vôi: Gỗ Gụ nhuộm mầu bằng nước vôi trong để khô
- Chuẩn bị bề mặt: bề mặt gỗ được đánh giấy ráp và làm sạch trước khi đánh vecni.
- Phủ lót: Lớp lót được phủ 2 lần và đều phải đánh sách để đảm bảo độ mỏng
- Đanh giấy ráp: giữa mỗi một công đoạn đều phải đánh giấy ráp rồi mới thực hiện bước tiếp theo, điều này vừa làm mỏng bề mặt vừa tăng độ bám dính.
- Phủ lớp vecni hoặc sáp xi bảo vệ: Đánh vecni và xi lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo độ bóng và bảo vệ mong muốn.
Ưu điểm: Bề mặt sản phẩm bóng và trong, vân gỗ nổi là cách làm mà gỗ Gụ giữ được mầu tự nhiên nhất mà mọi cách làm khác khó mà đạt được.
Bạn xem thêm:
3.2. Sơn inchem
Là phương pháp sơn Pu nhưng với loại sơn cao cấp inchem, riêng với đối với gỗ Gụ kể cả dùng sơn inchem nhưng chúng tôi vẫn thực hiện phương pháp nhuộm mầu gụ bằng nước vôi sau đó sơn chỉ là để tỉa đều mầu và sơn bóng bảo vệ không cho xuống mầu.
Quy trình:
- Gỗ Gụ nhuộm nước vôi để khô
- Chuẩn bị bề mặt: đánh giấy ráp và lau sạch bề mặt gỗ
- Sơn lót: Sơn từ 2 đến 3 lớp lót đảm bảo phủ đều
- Đánh giầy ráp giữa các lớp: Chú ý cần đánh sạch và có được bề mặt phẳng nhất có thể.
- Phun mầu nâu Gụ: do đã nhuộm vôi gỗ Gụ chuyển mầu nâu, nên chỉ tỉa mầu nhẹ để đảm bảo độ mỏng của sơn
- Sơn bóng hoặc mờ: Việc sơn bóng và sơn mờ phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.
Ưu điểm: Tạo ra lớp bảo vệ mầu, tránh các tác động từ bên ngoài. Riêng đối với sản phẩm ở đặt ở nơi có độ ẩm cao chúng tôi luôn khuyên khách hàng nên sơn và theo quy trình làm của chúng tôi để chất gỗ được tự nhiên và mỏng nhất.
3.3 Sơn mầu
Phương pháp này áp dụng cho các sản phẩm có mầu sắc cụ thể, tạo ra lớp bảo vệ tốt.
Quy trình các bước làm như sơn inchem, chỉ khác ở bước phun mầu nâu gụ chuyển thành mầu sơn lựa chọn. Ví Dụ: Màu trắng, mầu xanh, mầu ghi, hay mầu đen…
3. Bảo vệ và sử dụng gỗ Gụ bền vững
Gỗ Gụ ngày càng có giá trị cao và đắt đỏ, tuy chúng tôi là những người thiết kế và sản xuất gỗ tự nhiên nhưng luôn mong muốn bảo vệ nguồn tài nguyên bảo tồn gỗ Gụ, phát triển trồng rừng nuôi dưỡng và nhân giống cây con, thực hiện khai thác và sử dụng gỗ bền vững. Đối với những người làm thiết kế và sản xuất đồ gỗ khi sử dụng gỗ chế tác phải biết quý trọng và tiết kiệm, người làm thiết kế cần tạo ra những sản phẩm đẹp có ích từ nguồn gỗ đang có với phương châm không phải cứ gỗ to gỗ nhiều là đẹp.
Nghiên cứu sử dụng các gỗ tự nhiên có nguồn gốc từ rừng trồng
Gỗ gụ là sự lựa chọn tốt nhất cho đồ thủ công ngày nay, vì độ bền và vẻ đẹp vượt thời gian. Đây là lý do Halamp lựa chọn gỗ Gụ để đóng các sản phẩm đồ gỗ nội thất và đồ gỗ trang trí.
Hãy liên hệ với Halamp để trải nghiệm thiết kế và có những món đồ gỗ bền đẹp được lưu giữ cho cho nhiều thế hệ sau này.
Đồ gỗ Halamp đơn vị thiết kế, sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất.
Địa chỉ: HH02-1B khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Facebook.com/halamp.vn
Zalo.me/0867750420
Web: https://halamp.vn
XEM THÊM:
Sự ra đời của gương đứng
Tủ đựng túi xách bằng gỗ kết hợp giữa tính thẩm mỹ và công năng
Gỗ Gụ từ lựa chọn của thợ mộc đến yêu thích của khách hàng
Hướng dẫn hoàn thiện gỗ Gụ bằng cách đánh vecni
Quy trình nhuộm mầu gỗ Gụ bằng nước vôi trong
Gỗ Gụ loại gỗ truyền thống sử dụng trong đóng đóng đồ gỗ nội thất
Bí quyết chọn nội thất gỗ decor cho mọi không gian nhà ở
Viết bình luận