Đánh giấy ráp đúng cách yếu tố quyết định chất lượng hoàn thiện đồ gỗ
- Người viết: HaLamp lúc
- Tư vấn
- - 0 Bình luận
Trong hoàn thiện đồ gỗ, tại sao nói đánh giấy ráp đúng cách là yếu tố quyết định chất lượng hoàn thiện sản phẩm?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các công đoạn đánh giấy ráp mà Halamp đang làm với đồ gỗ tự nhiên, các công cụ để hoàn thiện và những gì cần lưu ý khi hoàn thiện giấy ráp. Sau khi đánh giấy ráp để có bề mặt gỗ phẳng mịn sẽ là điều kiện để công đoạn phun sơn, đánh vecni hay sáp xi…sản phẩm mới có thể đẹp được.
1. Công dụng của việc đánh giấy ráp
- Loại bỏ xơ gỗ, mặt gỗ phẳng
- Gỗ sau khi gia công thường có bề mặt không phẳng, có vết của máy chà, các xơ gỗ của máy bào. Đánh giấy ráp giúp loại bỏ xơ gỗ tạo bề mặt phẳng mịn
- Đánh giấy ráp có độ nhám khác nhau sẽ đảm bảo loại bỏ xơ gỗ nhỏ nhất, giúp bề mặt mịn màng hơn
- Đánh giấy ráp tạo độ bám dính cho sơn hay vecni
- Đánh giấy ráp giúp sơn hay vecni bám dính tốt hơn, để tăng độ bền cho sản phẩm.
- Bề mặt được đánh giấy ráp giúp các chất phủ được đều và phẳng hơn, tránh loang lổ sần sùi.
- Làm cho vân gỗ nổi bật hơn
- Đánh giấy ráp theo chiều vân gỗ sẽ làm nổi bật các đường vân gỗ
- Chú ý không nên đánh giấy ráp ngang vân gỗ gây xước bề mặt gỗ
- Chuẩn bị cho các bước hoàn thiện tiếp theo
- Sau khi đánh giấy ráp, bề mặt gỗ sẽ trở nên phẳng mịn, sẵn sàng cho các bước hoàn thiện khác như: sơn, vecni, sáp xi…
- Việc đánh giấy ráp kỹ lưỡng sẽ giúp các bước hoàn thiện sau được thực hiện dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Những vết xoáy trên mặt gỗ sinh ra do máy mài gỗ ở giai đoạn đóng mộc. Ảnh: Internet
2. Các bước đánh giấy ráp và những điều cần lưu ý
Bước 1: Kiểm tra bề mặt gỗ và các mối ghép
Sau khi nhận được sản phẩm từ những người thợ mộc, những người làm công tác hoàn thiện cần kiểm tra sản phẩm để ra phương án và lựa chọn dụng cụ đánh giấy ráp cho phù hợp, với một số điểm cần kiểm tra như sau:
- Kiểm tra mặt gỗ còn vết của máy mài hay không.
- Các vị trí keo còn xót lại cần được cậy bỏ và làm sạch
- Kiểm tra các mối ghép đảm bảo được làm khít và phẳng
- Kiểm tra các cấu kiện có thể tháo lắp tách rời các bộ phận để hoàn thiện hay không
- Kiểm tra vị trí mép cạnh tạo hình để lựa chọn dụng cụ đánh giấy ráp cho phù hợp
- Cần có dụng cụ kê lót để khi lật đồ đánh giấy ráp không gây móp gỗ
- Chỗ hở cần được làm kín bằng mùn cưa hoặc keo cứng
Máy chà để làm phẳng bề mặt gỗ
Nạo gỗ là cách làm hiệu quả với gỗ tự nhiên mà máy móc không thể thay thế
Bước 2: Sử dụng các loại giấy ráp và công cụ để làm nhẵn bề mặt gỗ
- Những vết xoay của máy mài nên dùng nạo gỗ để làm phẳng và làm mịn bề mặt, đặc biệt với gỗ Gụ nạo gỗ là bắt buộc.
- Vị trí các cạnh vát chéo chỉ dùng nạo gỗ và giấy ráp nhẹ để tránh mép gỗ bị tròn
- Vị trí cong cần dùng lu lăn theo bề mặt cong
- Bề mặt phẳng rộng mới dùng đến máy chà gỗ, lưu ý không dùng máy chà vào vị trí vào cạnh gỗ
- Khe kẽ dùng tay đánh giấy ráp hoặc dụng cụ tự chế
- Giấy ráp được đánh lần lượt theo các loại từ 180 – 240 – 350 – 400
- Giấy ráp được đánh dọc theo chiều của vân gỗ
Thứ tự đánh giấy ráp từ 180 đến 400
Thứ tự đánh giấy ráp từ 180 đến 400
Hình ảnh thợ gỗ Halamp đang đánh giấy ráp họa tiết, vị trí khó nhất của đồ gỗ
Bước 3: Kiểm tra sau đánh giấy ráp
- Đảm bảo bề mặt gộ phẳng và mịn
- Không có vết xoáy máy mài và vết lồi lõm gỗ
- Sau khi đánh giấy ráp cần sử dụng máy hơi thổi sạch mùn và lau sạch bằng khăn
Bề mặt gỗ sau đánh giấy ráp đảm bảo mịn, mát, không vết
Mặt gỗ gỗ Gụ mịn, mát sau khi được hoàn thiện
Trên đây là các bước cơ bản của công việc đánh giấy ráp hoàn thiện đồ gỗ, ngoài việc kiểm tra và làm đúng các công đoạn còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của người thợ, không được bỏ xót phần nào kể cả là những chỗ không nhìn thấy, mặt trong mặt ngoài sản phẩm được hoàn thiện như nhau.
Đồ gỗ Halamp đơn vị thiết kế, sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất.
Địa chỉ: HH02-1B khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Facebook.com/halamp.vn
Zalo.me/0867750420
Web: https://halamp.vn
Viết bình luận