Không gian nội thất phong cách Việt tại Nhà hàng Lục Thủy
Không gian nội thất phong cách Việt tại Nhà hàng Lục Thủy: Ngôi Nhà 16 Lê Thái Tổ được xây dựng năm 1917 trên một khu đất rộng (2.326,6m2) trong đó diện tích xây dựng là 1.183m2. Đây là ngôi nhà 2 tầng, 3 mặt có hè phố, mặt chính có hè phố rất rộng. Nhà gồm 3 phòng, phòng chính ở giữa, cao 6m, mái lợp tôn, kèo sắt, sàn gỗ. Đây chính là địa điểm bầu cử và trụ sở của Quốc hội khoá I. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhà 16 Lê Thái Tổ là trụ sở Câu lạc bộ thống nhất Trung ương, nơi họp mặt của các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Sau năm 1975, ngôi nhà do Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý; nay là trụ sở cơ quan Cục Văn hóa Thông tin cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa Thông tin). Nay là nhà hàng Lục Thủy nổi tiếng với không gian sang trọng và đậm chất Việt Nam. Được tọa lạc bên cạnh Hồ Gươm, nơi đây không chỉ là điểm đến ẩm thực mà còn là nơi để tận hưởng không gian kiến trúc và nội thất mang đậm phong cách truyền thống Việt.Thiết kế mẫu cầu thang phù hợp với không gian nhà Việt Thiết kế nội thất phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam Tranh sơn mài, sơn khắc tái hiện dòng tranh dân gian Việt Nam phù hợp với nội thất phong cách Việt TRANG TRÍ PHÒNG NGỦ PHONG CÁCH INDOCHINEKhông gian và thiết kế nội thất phong cách Việt Nhà hàng Lục Thủy sử dụng nhiều yếu tố nội thất truyền thống, tạo nên một không gian hài hòa giữa vẻ đẹp hiện đại và văn hóa cổ truyền. Một số đặc điểm nổi bật trong thiết kế nội thất của nhà hàng:Chất liệu gỗ tự nhiên: Gỗ là vật liệu chủ đạo, từ bàn ghế, trần nhà đến các chi tiết trang trí, mang lại cảm giác ấm áp và gần gũi với các chi tiết chạm khắc cầu kỳ, lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống Việt Nam. Những họa tiết thường gặp bao gồm mây, sóng nước, và hoa văn dân gian, góp phần tạo nên không gian ấm cúng và tinh tế.Họa tiết truyền thống: Các họa tiết chạm khắc trên gỗ hoặc gốm như hoa sen, sóng nước, hay các biểu tượng dân gian thể hiện nét văn hóa Việt. Hoa sen, biểu tượng của sự thanh tao và thuần khiết, là một trong những họa tiết chủ đạo trong trang trí của nhà hàng. Các bức tranh hoặc điêu khắc sen thường xuất hiện trên tường, bàn ghế hoặc các vật dụng trang trí khác. Đặc biệt, nhà hàng có phòng tiệc mang tên "Hoa Sen" với điểm nhấn là bức tranh sen vàng lớn, tạo cảm giác hài hòa và sang trọng.Tranh hoa cho phòng khách và phòng ngủ CÁC CÂU HỎI KHÁCH HÀNG NÊN TỰ TRẢ LỜI TRƯỚC KHI TÌM ĐẾN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ Phong cách nội thất Việt cho phòng khách nhà ống cầu thang giữa Thiết kế nội thất nhà ống đẹp và hiện đại Thiết kế nhà liền kề Phú Lương Hà Đông đơn giản ấm cúngMàu sắc: Gam màu nâu, vàng ấm, và xanh ngọc thường được sử dụng, tạo nên sự thanh lịch mà vẫn mộc mạc. Màu sắc chủ đạo trong thiết kế là nâu gỗ, vàng ấm và xanh ngọc, gợi nhớ đến những không gian truyền thống Việt Nam nhưng vẫn giữ được sự sang trọng hiện đại. Cách bố trí không gian tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn ra Hồ Gươm, mang đến sự kết nối giữa con người và thiên nhiên.Đèn lồng và ánh sáng: Đèn lồng bằng lụa hoặc đèn tre là điểm nhấn, vừa tạo ánh sáng dịu nhẹ, vừa gợi nhắc không gian truyền thống. Hệ thống chiếu sáng sử dụng đèn lồng làm từ tre, nứa hoặc lụa, kết hợp với các hoa văn cách điệu mang phong cách Việt. Những vật dụng trang trí khác như đồ gốm sứ hoặc tranh sơn mài cũng được sử dụng, gợi nhớ đến nghệ thuật thủ công truyền thống. Những họa tiết này không chỉ làm nổi bật nét văn hóa Việt mà còn tạo nên bầu không khí gần gũi, khiến thực khách cảm nhận được sự tinh tế trong từng chi tiết.Thiết kế nội thất gỗ tự nhiên cho nhà liền kề Gamuda Yên Sở Đưa đồ gỗ việt vào thiết kế nội thất nhà phố liền kề Phòng ngủ sử dụng đồ gỗ Việt mang lại cảm giác ấm áp và gần gũi
Phanblogs@halamp.vn 06/01/2025
Đọc thêm
Không gian nội thất phong cách Việt tại Nhà hàng Lục Thủy: Ngôi Nhà 16 Lê Thái Tổ được xây dựng năm 1917 trên một khu đất rộng (2.326,6m2) trong đó diện tích xây dựng là 1.183m2. Đây là ngôi nhà 2 tầng, 3 mặt có hè phố, mặt chính có hè phố rất rộng. Nhà gồm 3 phòng, phòng chính ở giữa, cao 6...
Thiết kế mẫu cầu thang phù hợp với không gian nhà Việt
THIẾT KẾ MẪU CẦU THANG PHÙ HỢP VỚI KHÔNG GIAN NHÀ VIỆTCầu thang không chỉ là yếu tố kết nối không gian giữa các tầng mà còn là điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc. Một thiết kế cầu thang phù hợp không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tối ưu công năng và hài hòa phong thủy. Trong bài viết này, Halamp sẽ giới thiệu cách thiết kế cầu thang mang đậm tinh thần Việt, cùng với lưu ý quan trọng để tạo nên một không gian sống tiện nghi và đẹp mắt.Vai trò của cầu thang trong kiến trúc ngôi nhàCầu thang là trung tâm của ngôi nhàCầu thang là yếu tố thẩm mỹ quan trọng trong nội thấtCầu thang là yếu tố liên kết không gian, điều hướng giao thông và liên kết giữa các tầng.Cầu thang giúp phân chia chức năng và tạo các không gian trong kiến trúcYếu tố phong thủy: cầu thang ảnh hưởng lớn đến luồng khí va tài lộc trong nhà theo quan niệm phong thủy ViệtNhững lưu ý khi thiết kế cầu thangKích thước và tỷ lệ phù hợp với diện tích nhàVị trí đặt cầu thang phù hợpCầu thang thiết kế đúng kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuậtCầu thang có hình thức đẹpCác yếu tố khác như: con tiện, mặt bậc, cổ bậc, tay vịn, trụ thang…phù hợp với phong cách tổng thể kiến trúc và nội thấtGầm cầu thang cần được tối ưu phù hợp với mục đích sử dụngKhi có thang máy thì cầu thang bộ kết hợp thang máy tạo thành một bố cục thống nhất.Tận dụng ánh sáng tự nhiên cho thang hoặc ánh sáng trang trí làm nổi bật cầu thangNhững yếu tố làm nên một cầu thang mang tinh thần Việt Sử dụng chất liệu truyền thống: gỗ tự nhiên, gạch bông, đá tự nhiên…Sử dụng họa tiết hoa văn quen thuộc, gần gũiCấu tạo cầu thang đơn giản nhưng gọn gàng, diện tích cần được tối ưuMầu sắc phù hợp với nội thấtPhong thủy Việt: tuân thủ nguyên tắc phong thủy như số bậc, chiều cao, chiều ngang bậc…Mẫu cầu thang Halamp thiết kếMời các bạn cùng tham khảo hình ảnh cầu thang nhà hàng lục thủy 16 Lê Thái Tổ, đây là một ví dụ minh họa tuyệt vời cho một thiết kế thang mang đậm tinh thần Việt trong thiết kế kiến trúc Á - Âu.Những hình ảnh chụp cầu thang cửa hàng Lục Thủy mang đậm tinh thần ViệtNhững hình ảnh tiếp theo giới thiệu những mẫu cầu thang đã tồn tại hàng trăm năm trong các biệt thự Pháp cổ tại khu phố cổ Hà Nội. Chúng mang đậm nét đặc trưng của phong cách Indochine, hòa quyện với tinh thần Hà Nội xưa, gợi lên vẻ đẹp vừa quen thuộc, vừa đầy hoài niệm.Những hình ảnh cầu thang được thiết kế trong ngồi nhà biệt thự Pháp cổ tại Hà NộiHalamp đã kế thừa và sáng tạo, mang những thiết kế cầu thang đậm tinh thần Việt vào các dự án nội thất. Chúng tôi linh hoạt biến đổi để phù hợp với kích thước, đặc điểm và phong cách nội thất đa dạng, tạo nên những không gian hài hòa và đầy cảm xúc.Đây là hình ảnh thực tế cầu thang được thiết kế thi công tại dự án park river ecoparkHình ảnh thiết kế cầu thang tại dự án park river ecoparkHình ảnh thiết kế cầu thang phong cách Việt tại căn duplex dự án Golden - WestlakeHình ảnh mẫu cầu thang được thiết kế cho dự án Homestay tại Ninh BìnhMẫu cầu thang được chúng tôi cải tại tại dự án splendora An Khánh - Hà NộiMẫu cầu thang được thiết kế cho biệt thự Xanh Villas Tiến Xuân Thạch thất - Hà NộiHình ảnh thiết kế mẫu cầu thang đẹp cho nhà ống - nhà phốHình ảnh một số mẫu thang đẹp khác để các bạn tham khảoXEM THÊM:Thiết kế mẫu cầu thang phù hợp với không gian nhà ViệtTHAM KHẢO THIẾT KẾ NHÀ ỐNG VỚI GIẾNG TRỜI Ở GIỮAĐặc điểm của thiết kế nhà ống cầu thang giữaPhong cách nội thất Việt cho phòng khách nhà ống cầu thang giữaTrước khi lên ý tưởng thiết kế nhà: 7 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Cần Biết
HaLamp 27/12/2024
Đọc thêm
THIẾT KẾ MẪU CẦU THANG PHÙ HỢP VỚI KHÔNG GIAN NHÀ VIỆTCầu thang không chỉ là yếu tố kết nối không gian giữa các tầng mà còn là điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc. Một thiết kế cầu thang phù hợp không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tối ưu công năng và hài hòa phong thủy. Trong bài viết này, Hal...
Tranh trong thiết kế nội thất thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính của gia chủ
Một bức tranh độc đáo có thể trở thành trung tâm của căn phòng, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ.Tranh giúp phản ánh phong cách nội thất của ngôi nhà, từ hiện đại, cổ điển, tối giản đến phong cách vintage hoặc công nghiệp. Màu sắc, chủ đề và cách thể hiện của tranh có thể gợi cảm xúc, từ sự yên bình, tươi vui đến sự sâu lắng, ấn tượng. Không gian sẽ trở nên sống động và đẳng cấp hơn khi có sự góp mặt của tranh. Các loại tranh nội thất phổ biến:-Tranh sơn dầu: Thường có độ bền cao, màu sắc sống động, phù hợp với không gian sang trọng. -Tranh canvas: Nhẹ, dễ treo, thích hợp với phong cách hiện đại hoặc tối giản. -Tranh trừu tượng: Dành cho những ai yêu thích sự sáng tạo và độc đáo. -Tranh phong cảnh: Tạo cảm giác thư thái, gần gũi với thiên nhiên. -Tranh chữ hoặc slogan: Phù hợp với các không gian trẻ trung, mang tính động lực. Lưu ý khi chọn tranh cho nội thất : Nên chọn tranh có kích thước cân đối với diện tích tường và nội thất xung quanh. Hài hòa với bảng màu tổng thể của không gian nhưng vẫn đủ nổi bật. Đảm bảo tranh được đặt ở vị trí dễ nhìn, thường là ngang tầm mắt. Chủ đề: Phù hợp với chức năng của từng không gian (phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn,...) và phong cách của ngôi nhà. Tranh nên được đặt ở trung tâm hoặc điểm nhìn chính của không gian (phía trên sofa, bàn ăn, hoặc giường). - Phòng thờ nên chọn tranh mang ý nghĩa tâm linh, như hoa sen, Phật giáo. - Sử dụng khung tranh bằng gỗ, tre hoặc sơn giả cổ để tăng tính mộc mạc. - Nếu không gian sử dụng nhiều đồ gỗ, tranh nên có màu sắc nổi bật nhưng không quá tương phản để giữ sự hài hòa. -Bố cục treo tranh: Treo tranh đơn lẻ ở trung tâm tường nếu tranh lớn. Phối hợp tranh theo cụm nhỏ, ưu tiên các chủ đề liên quan, như bộ tranh làng quê hoặc hoa lá. CHẤT LIỆU SƠN MÀI TRONG THIẾT KẾ ĐỒ GỖ NỘI THẤT Tranh sơn mài, sơn khắc tái hiện dòng tranh dân gian Việt Nam phù hợp với nội thất phong cách Việt TRANG TRÍ PHÒNG NGỦ PHONG CÁCH INDOCHINECác loại tranh phù hợp với nội thất phong cách Việt1.Tranh sơn mài: Chất liệu truyền thống độc đáo, bền đẹp với thời gian. Chủ đề phổ biến: Làng quê, ruộng lúa, chợ nổi, hoa sen. Phù hợp với không gian sang trọng như phòng khách, phòng thờ. 2.Tranh Đông Hồ hoặc tranh Hàng Trống: Gợi nhớ văn hóa dân gian Việt Nam, nổi bật với hình ảnh sinh hoạt đời thường hoặc các câu chuyện dân gian. Phù hợp để treo trong không gian ấm cúng, gần gũi như phòng ăn hoặc hành lang. 3.Tranh thêu tay: Thủ công tinh xảo, thường là các chủ đề thiên nhiên hoặc hình ảnh phong cảnh Việt Nam. Thích hợp cho phòng ngủ hoặc phòng khách mang tính chất nhẹ nhàng. 4.Tranh phong cảnh Việt Nam: Miêu tả các địa danh nổi tiếng như Hạ Long, Tràng An, Huế, Hội An. Đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái. 5.Tranh hoa sen: Biểu tượng của sự thanh tao và vẻ đẹp truyền thống Việt Nam. Lý tưởng cho các không gian cần sự thanh tịnh như phòng thờ.Tranh hoa cho phòng khách và phòng ngủ Thiết kế nội thất phòng thiền thư giãn Xu thế thiết kế đồ gỗ khai thác yếu tố truyền thống Dùng tượng Phật để trang trí nhà cửa có phải là điều cấm kỵ? Halamp: Đưa đồ gỗ Việt vào thiết kế nội thất. Hotline: 0867750420Văn phòng: Tòa nhà HH02-1B khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê Hà Nội.Xưởng gia công & hoàn thiện: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. Website: https://halamp.vn
Phanblogs@halamp.vn 24/12/2024
Đọc thêm
Một bức tranh độc đáo có thể trở thành trung tâm của căn phòng, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ.Tranh giúp phản ánh phong cách nội thất của ngôi nhà, từ hiện đại, cổ điển, tối giản đến phong cách vintage hoặc công nghiệp. Màu sắc, chủ đề và cách thể hiện của tranh có thể gợi cảm xúc, từ ...
CHẤT LIỆU SƠN MÀI TRONG THIẾT KẾ ĐỒ GỖ NỘI THẤT
CHẤT LIỆU SƠN MÀI TRONG THIẾT KẾ ĐỒ GỖ NỘI THẤTHalamp đã đưa chất liệu này vào trong thiết kế đồ gỗ từ những chi tiết trang trí nhỏ nhất như tay cầm, mặt tủ, cho đến những mặt bàn lớn hay khung tranh treo tường. Sự giao thoa giữa nghệ thuật truyền thống và công năng hiện đại giúp tạo nên khác biệt để mỗi sản phẩm trở thành một tác phẩm mang tính nghệ thuật và có giá trị sử dụng cao.Sơn mài là một chất liệu truyền thống, mang trong mình nét đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật Việt Nam. Khi chất liệu này được kết hợp trong thiết kế đồ gỗ Halamp, mỗi sản phẩm trở thành một tác phẩm mang tính nghệ thuật và có giá trị sử dụng cao.Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đạiSơn mài không chỉ là một vật liệu, đó là biểu tượng cho sự kiên nhẫn và tay nghề tài hoa. Quy trình tạo ra một bố công sơn mài có thể kéo dài hàng tháng trời, từ việc pha màu, làm nhẵn bề mặt, đến lớp sơn cuối cùng.Quá trình tạo ra một sản phẩm đồ gỗ sơn mài là sự hợp tác của nhiều nghề khác nhau. - Thiết kế: Người thiết kế đề xuất ý tưởng đồng thời bắt nhịp giữa đẹp mỹ thuật và sự tiện dụng.- Thợ mộc: Bạn tay của người thợ mộc biến bó lục gỗ thành khung cơ sở, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhất.- Họa sĩ sơn mài: Những nghệ nhân tài hoa tô điểm những đắc trưng nghệ thuật trên bề mặt gỗ.- Thợ hoàn thiện: Các chi tiết cuối cùng như mài nhắn, phủ bảo vệ, bảo đảm sản phẩm không chỉ đẹp mà còn bền bỉ theo thời gian.Mỗi sản phẩm đồ gỗ sơn mài tại Halamp là kết quả của nhiều giờ làm việc tận tâm. Chỉ cần một chi tiết nhỏ như tay cầm cửa hay đến một tấm trang trí treo tường, mỗi thành phần đều mang trong mình đặc trưng của nghệ thuật và sự tài hoa của con người. Halamp Đưa đồ gỗ Việt vào thiết kế nội thất. 🟠📲 Hotline 0867750420🔸Văn phòng Tòa nhà HH02-1B khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê Hà Nội.🔸Xưởng gia công & hoàn thiện Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.✴️ Website: https://halamp.vnXEM THÊM: Bàn trang trí nội thất phòng kháchSofa gỗ phong cách Việt với chất liệu gỗ Gụ Halamp SF009Sofa gỗ phòng khách cho nhà liền kề Halamp SF007Sofa góc gỗ óc chó Halamp SFG002Mẫu sofa góc gỗ tự nhiên SFG001Đèn bàn mỹ thuật Halamp DB004Đèn sàn mỹ thuật Halamp FL002Đèn bàn trang trí Halamp đội nón DB001Đèn sàn hình cá Halamp FL004Đèn bàn trang trí gỗ tự nhiên Halamp DB003Đèn sàn hiện đại Halamp FL003Đèn bàn trang trí Halamp DB005 Mẫu Tử
Phanblogs@halamp.vn 24/12/2024
Đọc thêm
CHẤT LIỆU SƠN MÀI TRONG THIẾT KẾ ĐỒ GỖ NỘI THẤTHalamp đã đưa chất liệu này vào trong thiết kế đồ gỗ từ những chi tiết trang trí nhỏ nhất như tay cầm, mặt tủ, cho đến những mặt bàn lớn hay khung tranh treo tường. Sự giao thoa giữa nghệ thuật truyền thống và công năng hiện đại giúp tạo nên khác biệ...
Sản phẩm nội thất gỗ Việt tại Halamp
Nội thất gỗ Việt là ngành công nghiệp và thị trường đa dạng, gắn liền với truyền thống và nghệ thuật của người Việt. Đây không chỉ là một lĩnh vực sản xuất mà còn là niềm tự hào trong việc kết hợp giữa nét đẹp văn hóa và tính ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Điểm nổi bật của nội thất gỗ Việt:- Việt Nam sở hữu nhiều loại gỗ tự nhiên quý như gỗ hương, gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ cẩm lai,... - Gỗ có độ bền cao, vân đẹp, phù hợp để tạo ra các sản phẩm nội thất bền vững và sang trọng. - Nghệ nhân Việt Nam nổi tiếng với kỹ thuật chạm khắc tỉ mỉ, tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. - Các họa tiết thường mang đậm nét truyền thống như rồng, phượng, hoa sen hoặc phong cảnh làng quê. - Nội thất gỗ Việt được sử dụng rộng rãi trong các không gian như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ,... - Các sản phẩm đa dạng bao gồm bàn ghế, tủ quần áo, kệ sách, giường ngủ,... - Sử dụng gỗ tự nhiên và quy trình sản xuất thủ công giúp giảm thiểu tác động đến môi trường. Mẫu sofa góc gỗ tự nhiên SFG001Sofa góc gỗ óc chó Halamp SFG002Sofa gỗ phong cách Việt với chất liệu gỗ Gụ Halamp SF009Sofa gỗ óc chó chữ L Halamp SFG003sofa gỗ cho phòng khách chung cư nhỏ Halamp SF010Mẫu ghế sofa gỗ đơn giản hiện đại Halamp SF008Sofa gỗ phòng khách cho nhà liền kề Halamp SF007Bàn ghế sofa gỗ phòng khách hiện đại Halamp SF005Sofa gỗ phòng khách chung cư Halamp SF004Đèn sàn kết hợp bàn góc Halamp FL006Gương gỗ soi toàn thân Halamp GG001Đôn gỗ đặt bình hoa Halamp DH003Gương soi toàn thân khung gỗ Halamp GG003Gương đứng khung gỗ đa năng Halamp GG002Đèn bàn trang trí gỗ tự nhiên Halamp DB003đôn gỗ trang trí có ngăn kéo Halamp DH002Kệ sách báo tạp chí gỗ tự nhiên Halamp GS004Bàn góc có giá cài sách báo BGS003SOFA GỖ GỤ ĐÁNH VECNI TRẦN SF45 HALAMP LUÔN GIỮ ĐƯỢC VẺ MỘC MẠCKệ ti vi kết hợp tủ trang trí gỗ tự nhiên Halamp 1TT014Tủ góc phòng khách đẹp Halamp TT012 tủ trưng bầy đồ trang tríTủ đựng túi xách đẹp Halamp TT001 chất liệu gỗ tự nhiênGiá treo khăn tắm bằng gỗ Halamp KT004 sản phẩm nhiều công dụngGiá treo quần áo bằng gỗ hình chóp cụt Halamp GV004Đồ gỗ Việt tại Halamp mang đậm chất truyền thống kết hợp với phong cách hiện đại, tạo nên các sản phẩm nội thất vừa sang trọng, vừa ấm cúng. Một số đặc điểm nổi bật từ dòng sản phẩm của dòng thương hiệu bao gồm:1. Chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp: Halamp sử dụng các loại gỗ như gỗ Gụ, gỗ Gõ, gỗ Sồi, và gỗ Óc Chó, mang lại độ bền cao và khả năng chống chịu thời tiết tốt. Bề mặt gỗ được xử lý kỹ lưỡng, đảm bảo mềm mịn, chắc chắn và có họa tiết vân gỗ tự nhiên tinh tế.2. Thiết kế đa dạng và sáng tạo: Các sản phẩm như giường gỗ, sofa, bàn ghế và tủ quần áo được thiết kế theo nhiều kiểu dáng, từ truyền thống đến hiện đại. Một số mẫu sofa nổi bật với thiết kế "may đo" theo yêu cầu, phù hợp với mọi không gian từ chung cư đến biệt thự.3. Tinh thần truyền thống và sự thân thiện với người dùng: Nội thất Halamp không chỉ là vật dụng, mà còn mang giá trị văn hóa Việt. Sự ấm áp và gần gũi của đồ gỗ Việt được thể hiện qua màu sắc như nâu cánh gián, hồng đào, và những chi tiết chạm khắc tinh xảo.4. Ứng dụng linh hoạt: Đồ gỗ tại Halamp dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với diện tích và phong cách của từng ngôi nhà. Ví dụ, các mẫu sofa gỗ thường đi kèm bàn trà, đôn ghế tiện ích, hay các thiết kế tủ tích hợp nhiều chức năng.Halamp không chỉ chú trọng vào sản xuất mà còn hướng đến việc giữ gìn và phát triển phong cách nội thất Việt Nam, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho mọi không gian sống. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể truy cập Halamp.vn.
Phanblogs@halamp.vn 19/12/2024
Đọc thêm
Nội thất gỗ Việt là ngành công nghiệp và thị trường đa dạng, gắn liền với truyền thống và nghệ thuật của người Việt. Đây không chỉ là một lĩnh vực sản xuất mà còn là niềm tự hào trong việc kết hợp giữa nét đẹp văn hóa và tính ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Điểm nổi bật của nội thất...
Thiết kế nội thất phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam
Thiết kế nội thất phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam. Phản ánh văn hóa và phong tục đặc trưng“Nội thất phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam – Mang đậm bản sắc văn hóa và phong tục đặc trưng vào không gian sống của bạn.”Sự ảnh hưởng của văn hóa và phong tục Việt Nam đến nội thất1. Sự đa dạng về màu sắc và họa tiếtVăn hóa và phong tục Việt Nam rất đa dạng và phong phú, điều này được phản ánh rõ ràng trong nghệ thuật truyền thống và cả nội thất. Màu sắc sặc sỡ và họa tiết truyền thống như hoa văn, con ngựa, rồng phượng thường được sử dụng để trang trí nội thất, tạo nên sự phóng khoáng và sinh động.2. Sự tôn trọng với vật dụng cũTrong văn hóa Việt Nam, việc tôn trọng và giữ gìn vật dụng cũ cũng là một phần quan trọng. Điều này được thể hiện trong nội thất thông qua việc sử dụng các vật dụng cũ, từ đồ gốm sứ, đồ đồng, đến đồ gỗ cổ, tạo nên sự gần gũi và ấm cúng.3. Sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thốngVăn hóa Việt Nam luôn có sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, và điều này cũng được thể hiện trong nghệ thuật thiết kế nội thất. Việc kết hợp các yếu tố truyền thống như họa tiết, chất liệu với phong cách hiện đại tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn cho không gian sống.Kết hợp Á Âu trong nội thất shophouse tại vinhomes ocean park 2 Đưa đồ gỗ việt vào thiết kế nội thất nhà phố liền kề Nội thất thiết kế mang phong cách kiến trúc Việt Nam- Vietnamese stylePhân tích về sự đa dạng và phong phú của nội thất phong cách Việt NamĐa dạng về vật liệu và kỹ thuậtNội thất phong cách Việt Nam có sự đa dạng về vật liệu và kỹ thuật sử dụng trong thiết kế. Từ gỗ, tre, mây, đến gốm sứ và thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nội thất Việt Nam thường mang đậm nét văn hóa truyền thống và sự tinh tế trong từng đường nét. Các kỹ thuật truyền thống như chạm trỗ, khắc dấu, hoặc đan lát cũng được áp dụng để tạo nên những sản phẩm nội thất độc đáo và phù hợp với phong cách sống của người Việt.Đa dạng về phong cách và ý tưởngNgoài sự đa dạng về vật liệu và kỹ thuật, nội thất phong cách Việt Nam cũng mang đến sự phong phú về các phong cách và ý tưởng thiết kế. Từ phong cách cổ điển, truyền thống đến phóng khoáng, hiện đại, nội thất Việt Nam có thể thích nghi với nhiều không gian sống khác nhau. Ý tưởng thiết kế cũng đa dạng, từ việc lồng ghép hình ảnh văn hóa dân gian vào sản phẩm nội thất, đến việc sử dụng các yếu tố tự nhiên như ánh sáng và không gian để tạo nên sự hài hòa và thoải mái cho người sử dụng.Sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại trong nội thất Việt NamViệt Nam là một đất nước với nền văn hóa lâu đời và phát triển, điều này đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nghệ thuật thiết kế nội thất. Sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại trong nội thất Việt Nam không chỉ thể hiện sự đa dạng văn hóa mà còn thể hiện sự phản ánh đúng đắn về đời sống và tâm hồn người Việt. Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc trong việc thể hiện sự kết hợp này thông qua các dự án thiết kế nội thất độc đáo và ấn tượng.Nét truyền thống trong nội thất Việt Nam– Sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, mây, đá, và sơn mài truyền thống.– Sử dụng các họa tiết truyền thống như hoa văn, hình ảnh người dân, động vật, cây cối để tạo điểm nhấn trang trí.– Sử dụng các kỹ thuật thủ công truyền thống như đan, thêu, điêu khắc để tạo ra các sản phẩm nội thất độc đáo và mang giá trị văn hóa cao.Xem thêm Những ý tưởng nội thất cho ngôi nhà Việt Nam cổ điển và hiện đạiViệt Nam đã có những bước tiến vững chắc trong việc thể hiện sự kết hợp này thông qua các dự án thiết kế nội thất độc đáo và ấn tượng.Nội thất Đông Nam Á khác nội thất Châu Âu ở phần nào? Lưu ý quan trọng khi thiết kế nội thất biệt thự phong cách indochine Sofa gỗ tự nhiên Halamp làm nổi bật không gian phòng khách phong cách ViệtÝ nghĩa và tầm quan trọng của nội thất trong việc thể hiện văn hóa và phong tụcNội thất không chỉ đơn thuần là những vật dụng để trang trí không gian sống mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và phong tục của mỗi quốc gia. Việc thiết kế nội thất phải phản ánh được bản sắc văn hóa, truyền thống và lối sống của người dân, từ đó tạo nên không gian sống đậm chất văn hóa và tinh thần.Phản ánh văn hóa qua nội thất– Sự lựa chọn của màu sắc, họa tiết, chất liệu và kiểu dáng trong thiết kế nội thất có thể phản ánh rõ ràng văn hóa của mỗi quốc gia. Ví dụ, trong nội thất Việt Nam, chúng ta thường thấy sự sử dụng các màu sắc truyền thống như đỏ, vàng, xanh lá để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên và truyền thống dân tộc. Các họa tiết truyền thống như hoa sen, rồng, phượng cũng thường xuất hiện trong thiết kế nội thất, tạo nên sự gần gũi và thân thuộc với văn hóa Việt.– Sự sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa cũng là cách thể hiện văn hóa thông qua nội thất. Việc sử dụng các chất liệu này không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên mà còn thể hiện sự tôn trọng và yêu quý với thiên nhiên, điều quan trọng trong văn hóa Việt Nam.– Kiểu dáng và cách bài trí nội thất cũng phản ánh phần nào lối sống và phong tục của người dân. Ví dụ, trong nội thất truyền thống Việt Nam, chúng ta thường thấy sự sắp xếp hài hòa, tinh tế và tôn trọng không gian, thể hiện sự kín đáo và sự chăm sóc đến từng chi tiết.Đặc điểm và đặc trưng của nội thất phản ánh văn hóa Việt NamNội thất phản ánh văn hóa Việt Nam thường có những đặc điểm và đặc trưng rất riêng biệt, phản ánh sự đa dạng và sâu sắc của văn hóa dân tộc. Một trong những đặc điểm nổi bật của nội thất Việt Nam là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nội thất thường mang những đường nét truyền thống, những hoa văn, họa tiết dân gian nhưng vẫn được thiết kế và sản xuất bằng công nghệ hiện đại, tạo ra sự độc đáo và mới mẻ.Các đặc trưng của nội thất phản ánh văn hóa Việt Nam:– Sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, mây, đá, sợi vải truyền thống như lanh, tơ tằm.– Màu sắc truyền thống như màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá cây thường được sử dụng để tôn lên vẻ đẹp và sự phóng khoáng của nội thất.– Sự tối giản và gọn gàng trong thiết kế, thể hiện sự kín đáo và tinh tế của người Việt.– Sự tinh tế trong từng chi tiết, từng đường nét của nội thất, thể hiện sự tỉ mỉ và chăm chút trong công việc.Những đặc trưng này tạo nên sự độc đáo và quyến rũ cho nội thất phản ánh văn hóa Việt Nam, đồng thời góp phần tôn vinh và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Mẫu giường Halamp gỗ óc chó Phong cách Á đông hiện đại Thiết kế phòng thờ là một phần quan trọng trong văn hóa người Việt. Nó không chỉ đẹp mà còn thể hiện sự tôn kính với tổ tiên Thiết kế nội thất phòng khách biệt thự nhà vườn ở quêCách thức áp dụng văn hóa và phong tục trong thiết kế nội thất1. Sử dụng màu sắc truyền thốngTrong thiết kế nội thất, việc sử dụng màu sắc truyền thống của văn hóa Việt Nam như màu đỏ, vàng, xanh lá, hoặc trắng sẽ tạo nên sự gần gũi và ấm cúng. Màu sắc này không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa mà còn tạo nên sự hài hòa và cân đối trong không gian sống.2. Sử dụng họa tiết truyền thốngViệc áp dụng họa tiết truyền thống như hoa văn động, rồng, phượng, hay các hình ảnh mang ý nghĩa tâm linh sẽ làm cho không gian sống trở nên độc đáo và phong phú hơn. Những họa tiết này còn giữ được giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt của dân tộc.3. Sử dụng vật liệu tự nhiênTrong thiết kế nội thất, việc sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, mây, sợi tự nhiên sẽ tạo nên sự gần gũi với thiên nhiên và văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đồ nội thất từ vật liệu tự nhiên không chỉ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên mà còn tôn vinh giá trị văn hóa của dân tộc.Nét đẹp truyền thống trong nội thất Việt Nam và ảnh hưởng của văn hóaẢnh hưởng của văn hóa đối với nét đẹp truyền thống trong nội thất Việt NamNét đẹp truyền thống trong nội thất Việt Nam được ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa dân tộc, lịch sử và truyền thống của đất nước. Từ việc sử dụng các họa tiết truyền thống như hoa văn động, rồng, phượng trong trang trí đồ nội thất, cho đến việc chọn lựa chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, mây, đá, sứ… tất cả đều phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa và nghệ thuật trong nội thất Việt Nam.Nét đẹp truyền thống và sự phát triển của nghệ thuật thiết kế nội thấtNét đẹp truyền thống trong nội thất Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy giá trị văn hoá, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nghệ thuật thiết kế nội thất hiện đại. Việc kết hợp giữa nét đẹp truyền thống và sự sáng tạo, đổi mới trong thiết kế nội thất đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đầy tính cách và phong cách riêng biệt, góp phần làm phong phú thêm thị trường nội thất Việt Nam.Nội thất phản ánh phong tục Việt Nam qua từng khu vựcNội thất không chỉ đơn thuần là việc bài trí, trang trí không gian sống mà còn là nền văn hóa, phản ánh phong tục của mỗi vùng miền trong đất nước Việt Nam. Từng khu vực đều có những đặc trưng riêng biệt trong cách bài trí không gian sống, từ vật dụng, màu sắc cho đến các họa tiết trang trí. Ví dụ, nội thất ở miền núi thường mang đậm nét mộc mạc, sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, vải lanh và có các họa tiết trang trí mang tính bản địa. Trong khi đó, nội thất ở miền biển thường sử dụng nhiều màu sắc tươi vui, họa tiết biển, cá, thủy tinh và gạch men để tạo nên không gian sống sôi động và gần gũi với biển.Phản ánh qua vật dụng và trang tríMỗi vật dụng trong không gian sống của người Việt đều mang theo mình một câu chuyện về văn hóa, phong tục và truyền thống. Từ các chiếc đèn lồng, chum trầu, chậu hoa, đến các bức tranh treo tường, tất cả đều phản ánh sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Mỗi chi tiết trang trí đều là cách thể hiện tinh thần và tính cách của người dân Việt Nam, từ đó tạo nên sự đa dạng và phong phú trong không gian sống.Dấu ấn văn hóa trong từng không gian sốngKhông gian sống không chỉ là nơi để sinh hoạt mà còn là nơi thể hiện văn hóa và phong tục của người Việt. Từng không gian sống ở các khu vực đều mang theo mình những nét đặc trưng riêng, từ cách bài trí, vật dụng sử dụng cho đến cách sắp xếp không gian. Việc phản ánh văn hóa qua nội thất cũng giúp duy trì và phát huy giá trị truyền thống, đồng thời tạo nên sự đa dạng và phong phú trong không gian sống của người Việt Nam.Thiết kế nội thất phòng tiếp khách nhà ba gian phong cách indochine Một số nguyên tắc và gợi ý về vị trí đặt phòng thờ Thiết kế phòng thờ tầng tum Long Khánh Vinhomes Thăng LongSự đổi mới và sáng tạo trong việc thể hiện văn hóa và phong tục trong nội thấtĐưa màu sắc dân gian vào trang trí nội thất hiện đạiTrong việc thể hiện văn hóa và phong tục trong nội thất, việc đưa màu sắc dân gian vào trang trí nội thất hiện đại đang trở thành một xu hướng phổ biến. Việc sử dụng các gam màu truyền thống của người Việt như màu đỏ, vàng, xanh lá, hay màu nâu trong trang trí nội thất không chỉ tạo nên sự ấm cúng mà còn là cách tuyệt vời để thể hiện sự tự hào về văn hóa dân tộc. Điều này cũng giúp tạo ra sự kết nối giữa nội thất và truyền thống văn hóa, mang đến một không gian sống đậm chất Việt.Mang phong cách Việt vào thiết kế nội thấtViệc mang phong cách Việt vào thiết kế nội thất cũng là một cách sáng tạo để thể hiện văn hóa và phong tục. Từ việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, đến việc áp dụng các họa tiết truyền thống như hoa văn động, chim hạc, hay các hình ảnh của cảnh đẹp Việt Nam, tất cả đều góp phần tạo nên sự độc đáo và phản ánh đúng bản sắc văn hóa Việt. Việc này không chỉ giúp nâng cao giá trị văn hóa mà còn tạo ra sự gần gũi, thân thiện trong không gian sống của người Việt.Sự thúc đẩy và bảo tồn văn hóa thông qua nội thất phong cách Việt Nam1. Sự thúc đẩy văn hóa thông qua nội thấtViệc sử dụng nội thất phong cách Việt Nam không chỉ là việc truyền tải vẻ đẹp và sự sang trọng mà còn là cách thúc đẩy và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc tích hợp các yếu tố văn hóa vào thiết kế nội thất không chỉ giúp tạo điểm nhấn độc đáo mà còn giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam.2. Bảo tồn văn hóa qua nét đẹp nghệ thuậtThiết kế nội thất phong cách Việt Nam không chỉ là việc tái hiện mà còn là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp nghệ thuật của văn hóa truyền thống. Sự sáng tạo trong việc áp dụng các yếu tố văn hóa vào thiết kế nội thất giúp tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, đồng thời giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Tìm hiểu văn hóa và phong tục Việt Nam là cách tốt nhất để chọn nội thất phù hợp. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại sẽ tạo nên không gian sống hoàn hảo trong gia đình.
Phanblogs@halamp.vn 19/12/2024
Đọc thêm
Thiết kế nội thất phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam. Phản ánh văn hóa và phong tục đặc trưng“Nội thất phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam – Mang đậm bản sắc văn hóa và phong tục đặc trưng vào không gian sống của bạn.”Sự ảnh hưởng của văn hóa và phong tục Việt Nam đến nội thất1. Sự đ...
Những chiếc ghế, bàn, sofa và đồ gia dụng có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua
Những chiếc ghế, bàn, sofa và đồ gia dụng có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua Sáu chuyên gia về kiến trúc, thiết kế nội thất và điêu khắc đã gặp nhau tại trụ sở New York Times để chọn ra những chiếc ghế, bàn, sofa và đồ gia dụng có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua. Các món đồ được chọn phải được sản xuất trong thế kỷ qua, kể cả ở dạng nguyên mẫu, và có công năng sử dụng. Không giới hạn về xuất xứ hay danh tiếng nhà thiết kế, danh sách này phản ánh sự đa dạng về vật liệu, phong cách, quy trình và giá cả. Mỗi thiết kế không chỉ mang tính tiện dụng, thoải mái mà còn kể một câu chuyện lịch sử. 6 chuyên gia về kiến trúc, thiết kế nội thất, điêu khắc đã gặp nhau ở trụ sở của New York Times và chọn ra những cái ghế, cái bàn, sofa cũng như những món đồ gia dụng khác có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua. Các món đồ bắt buộc phải được sản xuất, ngay cả khi chỉ là bản nguyên mẫu, trong một thế kỷ qua và ít nhất là có công năng sử dụng. Không có giới hạn nào về xuất xứ và một tác phẩm không cần phải được thiết kế bởi một cái tên nổi tiếng hoặc một đặc điểm nhất định nào đó. Danh sách cuối cùng sau đây xuất hiện theo thứ tự mà các chuyên gia thảo luận, bao gồm một hoặc hai thiết kế mang tính biểu tượng nhưng các chuyên gia cũng chú ý đến sự đa dạng trong việc tạo ra các món đồ này như vật liệu, phong cách, quy trình và giá cả. Mỗi thiết kế không chỉ là sự tiện dụng và thoải mái mà còn là một câu chuyện lịch sử.1 - Ghế Sacco, 1968, Piero Gatti, Cesare Paolini và Franco Teodoro2 - LC14 Tabouret Cabanon, 1952, Le Corbusier3 - Chaise Longue à Réglage Continu (Ghế dài có thể điều chỉnh liên tục), 1928, Le Corbusier, Pierre Jeanneret và Charlotte Perriand4 - Bàn cà phê Slab I, khoảng 1950, George Nakashima5 - Ghế Ergon, 1976, Bill Stumpf6 - Bàn với bánh xe, 1980, Gae Aulenti7 - Hệ thống kệ đa năng 606, 1960, Dieter Rams8 - Ghế Roly-Poly, Faye TooGood, 20149 - Bàn Parsons, khoảng 1930, không rõ tác giả, có thể là Jean-Michel Frank10 - Gương Ultrafragola Illuminated, 1970, Ettore Sottass11 - Ghế trượt, 1950, Billy Baldwin12 - Ghế ma Louis, 2002, Phillipe Starck13 - Bếp Frankfurt, 1926-27, Margarete “Grete” Schütte-Lihotzky14 - Ghế sofa Madame Dakar, 2009, Ayse Birsel and Bibi Seck15 - Ghế nguyên khối, thế kỷ 20, không rõ tác giả16. Ghế Vibert, 1992, Verner Panton17 - Ghế Butaque, khoảng 1930, Clara Porset18 - Ghế sofa Polder, 2005, Hella Jongerius19 - Ghế sofa Extrasoft, 2008, Piero Lissoni20 - Ghế chờ, 1952, Charles và Ray Eames21 - “Accumulation No. 1”, 1962, Yayoi Kusama22 - Ghế Chairry, 1986, Gary Panter và Ric Heitzman23 - Ghế Due Più, 1971, Nanda Vigo24 - Ghế đẩu 60, 1933, Alvar Aalto25 - Ghế đẩu lông vũ, 1990, Shiro Kuramata 1 - Ghế Sacco, 1968, Piero Gatti, Cesare Paolini và Franco TeodoroĐược coi là “chiếc túi đậu” lúc ban đầu, chiếc ghế Sacco là thiết kế hiếm hoi trở thành món đồ mang tính cổ điển ngay lập tức trong cả các phòng giải trí và bộ sưu tập ở các bảo tàng. Nó đã được đưa vào chương trình nổi tiếng MoMA năm 1972 với chủ đề “Ý: Cảnh quan trong nước mới”, giới thiệu những đồ nội thất vượt ra ngoài tính thẩm mỹ và chức năng cũng như hướng tới những thay đổi về văn hóa xã hội. Khối nhựa vinyl hình quả lê chứa đầy hạt polystyrene được tạo hình theo cơ thể của người ngồi và khuyến khích việc nằm dài ở mức cao nhất; phần khó khăn là đứng dậy khỏi nó. Bây giờ, khi chúng ta đã hiểu rõ hơn về tác động môi trường của polystyrene, công ty Zanotta của Ý, công ty đã sản xuất sản phẩm này lúc ban đầu, đã ra mắt một phiên bản nhựa sinh học có nguồn gốc từ mía.2 - LC14 Tabouret Cabanon, 1952, Le CorbusierMột số thiết kế tốt nhất bắt nguồn từ bên trong ngôi nhà. Một ví dụ điển hình là LC14 Tabouret Cabanon, được kiến trúc sư người Pháp gốc Thụy Sĩ Charles-Édouard Jeanneret, hay còn gọi là Le Corbusier, xây dựng cho cabin của mình ở Roquebrune-Cap-Martin, một căn lều nghỉ dưỡng do ông thiết kế ở vùng Riviera của Pháp. Với diện tích khoảng 15m2, nơi cư trú này giống như một tu viện, với hầu hết đồ nội thất được lắp sẵn. Những chiếc hộp có thể được sử dụng làm ghế, bàn phụ và nơi cất đồ. Được làm bằng gỗ, Cabanon có màu hạt dẻ, được lấy cảm hứng từ một thùng đựng rượu whisky mà Le Corbusier tìm thấy trên bãi biển, với các khớp đuôi én và các lỗ thuôn dài ở hai bên để nhấc lên. LC14 Tabouret Cabanon giống như điều mà Le Corbusier đã từng viết: “Đơn giản và trần trụi / nhưng vẫn có thể hiểu được.”3 - Chaise Longue à Réglage Continu (Ghế dài có thể điều chỉnh liên tục), 1928, Le Corbusier, Pierre Jeanneret và Charlotte PerriandNăm 1929, Le Corbusier, cùng với anh họ Pierre Jeanneret và kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế Charlotte Perriand, đã tạo ra một món đồ nội thất theo chủ nghĩa Hiện đại cho triển lãm nghệ thuật Salon d'Automne ở Paris. Để bày tỏ sự từ chối một cách khéo léo những đồ trang trí tráng men của Art Deco, phong cách thịnh hành thời bấy giờ, họ đã giới thiệu những chiếc đèn âm tường, những chiếc bàn mặt kính, những chiếc tủ có gương và những chiếc ghế ngồi bằng thép hình ống, bao gồm cả chiếc Chaise Longue à Réglage Continu mềm mại mà họ đã tạo ra, vốn lần đầu tiên được sản xuất và đặt tại một biệt thự bên ngoài Paris một năm trước đó. Với chân đế bằng thép hai màu, hình chữ H, đỡ các ống mạ crôm theo hình dạng cơ thể người nằm ngửa - trũng xuống để phù hợp với hông và phần nhô cao lên để hỗ trợ đầu gối - đây là một trong những món đồ nội thất có ý thức về mặt công thái học đầu tiên từng được sản xuất. Khung, có thể được điều chỉnh để thay đổi góc nghỉ, có một tấm nệm lông màu đen, mỏng với tựa đầu hình trụ. Quá cấp tiến so với thời gian và tốn kém để chế tạo, tác phẩm này đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ nhưng đã nổi lên như một biểu tượng đáng được khao khát của Chủ nghĩa Hiện đại khi Cassina bắt đầu sản xuất nó vào năm 1965. Le Corbusier, người rất coi trọng chức năng, nổi tiếng khi nói rằng một ngôi nhà là một cỗ máy để sống. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông coi chiếc ghế dài này như một cỗ máy để nghỉ ngơi.4 - Bàn cà phê Slab I, khoảng 1950, George NakashimaNgày nay, đồ nội thất được làm từ một miếng gỗ với ít nhất một mặt còn nguyên vẹn và mép ngoài không được hoàn thiện (gọi là live-edge furniture) dường như có mặt ở khắp mọi nơi. Mỗi tác phẩm này đều lấy cảm hứng từ vẻ đẹp lộng lẫy thô sơ của những chiếc bàn cà phê của George Nakashima. Nakashima đã tự khẳng định mình là một nhà thiết kế nội thất trước khi bị giam cùng gia đình, vốn là những người nhập cư, tại trại giam Minidoka ở Idaho trong Thế chiến thứ hai. Khi ở đó, ông đã hoàn thiện hơn nữa kỹ năng chế tác gỗ của mình dưới sự hướng dẫn của một thợ mộc bậc thầy Gentaro Kenneth Hikogawa. Sau khi Nakashima được trả tự do vào năm 1943, ông định cư ở New Hope, Pa., nơi ông thành lập xưởng riêng của mình và làm đồ nội thất cho Knoll. Tin rằng công việc của mình đã mang lại cho cây cối một sức sống thứ hai, ông đã kết hợp sự rắn chắc mộc mạc của đồ nội thất Shaker với các khái niệm wabi, sabi và shibui của Nhật Bản — nhấn mạnh đến sự trường tồn và sự đơn giản. Nhóm lý tưởng này được thể hiện rõ nhất trong bàn Slab, với mặt bàn được làm từ một miếng gỗ óc chó hoặc gỗ anh đào đen của Mỹ, đôi khi được tạo điểm nhấn bằng các thành phần chức năng như khớp bướm để ổn định. Thay vì cắt bỏ những điểm bất thường và không hoàn hảo, Nakashima chọn làm nổi bật chúng, một cách tiếp cận cấp tiến vào thời điểm đó. Mỗi chiếc bàn là phiên bản duy nhất cho một cái cây và người thợ mộc đã xử lý nó. Nakashima coi sự tinh tế chứ không phải sự thống trị là chìa khóa cho thiết kế tuyệt vời, trái ngược với những đồ trang trí trang trí công phu của Art Deco và tính thẩm mỹ của nhà máy thời hậu chiến, vốn coi máy móc là một chiến thắng của con người.5 - Ghế Ergon, 1976, Bill StumpfNgười Hy Lạp cổ đại đã làm ra những chiếc ghế có tựa lưng cong, nhưng phải đến những năm 1970, công thái học mới được các nhà thiết kế công nghiệp nhiệt tình đón nhận. Đó là khi Herman Miller mời nhà thiết kế người Mỹ Bill Stumpf, người đã làm việc với các chuyên gia y tế khi thực hiện nghiên cứu sau đại học tại Đại học Wisconsin để tiến hành nghiên cứu về tư thế ngồi lý tưởng kết hợp với tia X và chụp ảnh time-lapse. Vào năm 1976, năm mà việc đánh chữ đã có mặt trên máy vi tính, Stumpf đã nghĩ ra chiếc ghế văn phòng Ergon xoay, được chế tạo bằng những miếng xốp bọc vải (một cho mặt sau và một cho mặt dưới), có thể di chuyển được bằng bánh xe theo nhiều hướng. Chiếc ghế cũng có cần nâng bằng ga để kiểm soát độ cao và độ nghiêng. Nhưng Stumpf không dừng lại ở đó; cùng với Don Chadwick, ông tiếp tục cho ra mắt chiếc ghế Aeron năm 1994, có phần tựa lưng cao hơn được bọc bằng một loại vải dẻo gọi là pellicle.6 - Bàn với bánh xe, 1980, Gae AulentiThời điểm “Công nghệ cao” trong thiết kế bắt đầu vào đầu những năm 1970, khi ngày càng nhiều nghệ sĩ ở New York chuyển đến sống trên gác xép trong các tòa nhà bị bỏ hoang của SoHo và trang bị cho chúng những món đồ chức năng được thu thập từ nhiều nơi khác nhau. Trong những ngôi nhà có không gian mở này, chúng ta có thể tìm thấy những bức tường trắng, những đường ống lộ ra ngoài, hệ thống chiếu sáng gắn trên thanh, và tủ lạnh bằng thép không gỉ. Vào năm 1980, vào cuối thời đại đó, kiến trúc sư và nhà thiết kế người Ý Gae Aulenti đã giới thiệu Table With Wheels, một tấm kính vát dày gắn trên những bánh xe cao su lớn mà bà dự định trông giống những chiếc xe đẩy bằng gỗ dùng để chở những vật nặng xung quanh nhà máy của xưởng thiết kế FontanaArte ở Milan, nơi bà làm giám đốc nghệ thuật. Chiếc bàn mang vẻ vui tươi và đầy thi vị như một món đồ làm sẵn của Marcel Duchamp, đồng thời nó đã dự đoán trước rằng kính là một trong những vật liệu nội thất thời thượng của thập kỷ đó. Năm 1993, Aulenti cải tiến thiết kế của mình, cho ra mắt Tour, một mẫu bàn được nâng cấp có bánh xe đạp.7 - Hệ thống kệ đa năng 606, 1960, Dieter RamsNhà thiết kế người Đức Dieter Rams không phát minh ra thiết kế mô-đun, nhưng với tư cách là người tạo ra Hệ thống giá đỡ đa năng 606, ông có thể được coi là một trong những người hoàn thiện nó sớm nhất. Cấu trúc của hệ thống cực kỳ đơn giản, với các E-Track bằng nhôm được gắn vào tường, từ đó có thể treo kệ, tủ và thậm chí cả bàn bằng cách sử dụng các chốt mà không cần thiết bị lắp đặt. Có thể được tùy chỉnh, nó có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều không gian, nhu cầu và tính thẩm mỹ. Thiết bị này thể hiện tất cả 10 nguyên tắc thiết kế mà Rams, một người sớm ủng hộ sự bền vững của môi trường, đã được xây dựng vào những năm 1970 (Số 1: “Thiết kế tốt là sự sáng tạo”; Số 5: “Thiết kế tốt là không phô trương”), nhưng lý do thực sự khiến nó được tôn sùng trong nhiều thập kỷ có thể là do độ bền không gì sánh được của nó (Số 7: “Thiết kế tốt lâu dài”).8 - Ghế Roly-Poly, Faye TooGood, 2014Chiếc ghế Roly-Poly của Faye Toogood, ra mắt vào năm 2014 không chỉ là một thiết kế tinh tế mà còn mang đến cảm giác hài hước. Điều quan trọng nằm ở sự tương phản giữa chiếc ghế vui nhộn, bụng phệ, gợi nhớ đến một nhân vật hoạt hình, với bốn chân ngồi xổm, hình trụ và cách chiếm không gian một cách tự tin. Chiếc ghế là biểu tượng cụ thể của sức mạnh mẫu tử; Toogood đã nói rằng hình dáng tròn trịa được lấy cảm hứng từ việc cô mang thai. Quả thực, đó là kiểu ghế khiến bạn không bao giờ muốn đứng dậy, và tạo ra trạng thái thoải mái cho người ngồi. Không có cạnh cứng, nó vừa thông minh an toàn cho trẻ em vừa có trí tưởng tượng vô tận, gợi lên các chữ cái bong bóng, con voi và bóng bay. Roly-Poly mang đến một điều phổ quát hơn: một cách tiếp cận chủ nghĩa tối giản nhẹ nhàng hơn, kỳ lạ hơn, mà trong những năm gần đây đã chuyển từ sự khắc khổ có góc cạnh sang những tạo hình tròn hơn.9 - Bàn Parsons, khoảng 1930, không rõ tác giả, có thể là Jean-Michel FrankMột số đồ nội thất không phô trương đến mức chúng tạo ra cảm giác không được thiết kế một cách chỉnh chu nghiêm túc. Đó là trường hợp của bàn Parsons, có đặc điểm nổi bật là tỷ lệ của nó: Bất kể kích thước của bàn, các chân của nó - nằm ngang bằng với các góc của bề mặt - phải luôn có chiều rộng bằng với độ dày của mặt trên. Người ta cho rằng nó xuất hiện từ một dự án thiết kế hoàn thành vào đầu những năm 1930 của nhà trang trí quý tộc người Pháp Jean-Michel Frank. Được biết đến với việc tạo ra những không gian uy nghiêm cho nhà thiết kế thời trang Elsa Schiaparelli và nhà soạn nhạc Cole Porter, Frank đã gác lại mối quan tâm thường ngày của mình đối với những vật liệu xa hoa như da nhuộm và đá hắc thạch để thiết kế một chiếc bàn đơn giản đến mức nó vẫn giữ được đặc tính cơ bản và tính toàn vẹn bất kể cách hoàn thiện.10 - Gương Ultrafragola Illuminated, 1970, Ettore SottassSottsass đã tạo ra nó như một sự tôn vinh rõ ràng đối với nữ giới - những gợn sóng của nó được cho là ám chỉ mái tóc bồng bềnh và những đường cong cơ thể. Sức hấp dẫn của chiếc gương là không thể phủ nhận: nó quyến rũ, gợi tình và vui vẻ. Có lẽ chính Sottsass đã giải thích rõ nhất lý do tại sao chiếc gương này lại được mọi người yêu thích. Ông từng nói: “Khi tôi còn trẻ, tất cả những gì chúng tôi từng nghe là chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa chức năng. Như thế chưa đủ. Thiết kế cũng phải gợi cảm và thú vị.”11 - Ghế trượt, 1950, Billy BaldwinCho đến thế kỷ 20, cái mà ngày nay chúng ta gọi là ghế trượt là một chuyện tế nhị. Đây là một món đồ trang trí chủ yếu của thời Victoria khi chiếc ghế không có tay vịn này dùng để đỡ những chiếc váy lót rộng của phụ nữ. Nhưng vào những năm 1950, nhà trang trí người Mỹ Billy Baldwin đã đưa chiếc ghế này ra khỏi phòng thay đồ và biến nó trở thành một chiếc ghế phù hợp cho việc ngồi uống cocktail. Ông đã loại bỏ chất liệu vải gấm và đồ trang trí bằng vải nhung để có thứ gì đó gọn gàng và hiện đại hơn. Ghế ngồi có lưng cao, thấp so với mặt đất được bọc trong một miếng vải xếp li hoặc tấm phủ được đặt thẳng với sàn nhà.12 - Ghế ma Louis, 2002, Phillipe StarckThiết kế hiện đại ở Châu Âu và Hoa Kỳ phần lớn là phản ứng trước sự phô trương ở giai đoạn trước đó, đặc biệt là giữa hoàng gia và các gia đình quyền thế. Một đặc điểm nổi bật của phong cách cổ điển là chiếc ghế bành Louis XV/XVI Medallion, được đặt tên theo các vị vua Pháp thế kỷ 18. Hơn 200 năm sau, nhà thiết kế công nghiệp và nội thất người Pháp Philippe Starck đã phát triển phiên bản của mình từ một khuôn polycarbonate lỏng duy nhất, làm cứng thành vật liệu Plasticine trong, nhẹ và bền cũng được sử dụng trong ô tô và máy bay chiến đấu. Mặc dù ông đã loại bỏ các yếu tố trang trí của ghế bành Louis XV/XVI Medallion, Starck vẫn giữ được hình dáng đầy gợi cảm của nó, cả việc không phù hợp cũng như không hoàn toàn khác với những kỳ vọng của thiết kế đương đại.13 - Bếp Frankfurt, 1926-27, Margarete “Grete” Schütte-LihotzkySau Thế chiến thứ nhất, Frankfurt, Đức, đã ứng phó với cuộc khủng hoảng nhà ở ngày càng gia tăng bằng nỗ lực sâu rộng tập trung vào các khu nhà ở công cộng hiện đại và giá cả phải chăng. Kiến trúc sư người Áo Margarete “Grete” Schütte-Lihotzky đã được giao nhiệm vụ phát triển nhà bếp cho những căn hộ New Frankfurt này. Khi lên kế hoạch cho những căn bếp vừa vặn này, Schütte-Lihotzky muốn tạo ra thứ gì đó hợp vệ sinh và nghiêm chỉnh cho tầng lớp lao động thành thị. Bà đã tham khảo các nghiên cứu về hiệu quả lao động, phỏng vấn các bà nội trợ và các nhóm phụ nữ, đồng thời lấy cảm hứng từ những căn bếp ăn hiệu quả trên các toa ăn uống trên đường sắt. Kết quả là một không gian được trang bị những cải tiến như bếp gas, tủ âm tường và tấm ốp tường lát gạch. Căn phòng ban đầu khá nhỏ so với tiêu chuẩn ngày nay nhưng tầm nhìn của Schütte-Lihotzky đã giúp tiên phong trong khái niệm coi căn bếp ngày nay là trung tâm của cuộc sống gia đình.14 - Ghế sofa Madame Dakar, 2009, Ayse Birsel and Bibi SeckKhi Patrizia Moroso, giám đốc sáng tạo của công ty nội thất gia đình có trụ sở tại miền Bắc nước Ý, tổ chức một buổi trình diễn dành riêng cho sức mạnh sáng tạo và sự khéo léo của Châu Phi, một lục địa từng bị thế giới thiết kế phương Tây bỏ qua trong lịch sử, tác phẩm thu hút sự chú ý là chiếc ghế sofa Madame Dakar. Đồ họa táo bạo và được thể hiện bằng con mắt hướng về tương lai cũng như sự tôn kính quá khứ của các nhà thiết kế Ayse Birsel và Bibi Seck, nó góp phần tạo nên sự quan tâm hiện nay đối với thiết kế và kỹ thuật của Châu Phi. Được sản xuất tại cơ sở của Moroso ở quốc gia Tây Phi, sản phẩm dệt thủ công trong nhà-ngoài trời này được chế tạo bằng cách xâu chuỗi các sợi nhựa dùng trong lưới đánh cá - theo truyền thống của người Senegal - thành mô hình xương cá, sau đó được đặt lên như một chiếc võng trên chân thép dang rộng.15 - Ghế nguyên khối, thế kỷ 20, không rõ tác giảLịch sử thiết kế thường không có mối quan hệ tốt với các biểu tượng - chẳng hạn như thiết kế mang tính biểu tượng này, thiết kế mang tính biểu tượng kia - và nhiều trong số chúng vẫn tồn tại dưới dạng bản sao "được ủy quyền", có giá hàng nghìn đô la. Chiếc ghế nguyên khối (monobloc) là liều thuốc giải cho sự sùng bái thiết kế như vậy: một miếng nhựa ép đùn duy nhất, không bị ảnh hưởng bởi xu hướng và sự sùng bái. Với lịch sử hầu như không thể kiểm chứng được, nó vừa là hàng gốc vừa là hàng nhái và tốn rất ít chi phí để sản xuất. Tạo ra một chiếc ghế chỉ từ một mảnh vật liệu là được xem như là Chén Thánh trong thiết kế, một thứ đã trở nên dễ đạt được hơn vào khoảng giữa thế kỷ trước với những tiến bộ trong công nghệ nhựa. Những chiếc ghế được sản xuất hàng loạt thời kỳ đầu, bao gồm cả ghế Panton của Verner Panton và Selene của Vico Magistretti, đều quá bóng bẩy để đạt được sự phổ biến. Fauteuil 300 của kỹ sư người Pháp Henry Massonnet, từ năm 1972, thường được coi là nguồn gần nhất của ghế monobloc. Dù thế nào đi nữa, chiếc ghế này được coi là món đồ nội thất được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chắc không ai trong chúng ta không quen thuộc với cái ghế này.16. Ghế Vibert, 1992, Verner PantonThuật ngữ “đóng gói phẳng” có thể gợi lại những ký ức không mấy dễ chịu khi cố gắng lắp ráp đồ nội thất với những hướng dẫn khó hiểu và một chiếc cờ lê mỏng manh; một điều nó không gợi lên là nội thất tiên tiến. Nhưng đến những năm 1990, Ikea đã hợp tác với một số nhà thiết kế hàng đầu, trong đó có bậc thầy người Đan Mạch Verner Panton, người đã tạo ra chiếc ghế thách thức trọng lực này. Được làm từ ván MDF với lớp phủ melamine, ghế của Panton có các tấm lưng và chân nghiêng xiên, được giữ với nhau bằng ốc vít, dường như khó có thể tự đứng vững, chứ chưa nói đến việc nâng đỡ một người. Panton chấp nhận những góc cạnh cứng này và ảnh hưởng của nó kéo dài khoảng 50 năm.17 - Ghế Butaque, khoảng 1930, Clara Porset“Butaque”, tên tiếng Mexico của chiếc ghế dài bằng gỗ hình chữ J nghiêng, thấp phổ biến ở các vùng của Mỹ Latinh, nói đến một hình dạng có nguồn gốc từ thế kỷ 16, sự giao thoa thời thuộc địa giữa những chiếc ghế bành khớp hông truyền thống của Tây Ban Nha và duhos thời tiền Colombus - thường là những chiếc ghế nghi lễ bằng gỗ cứng được sử dụng trong nền văn hóa Taino Caribe bản địa để giao tiếp với các vị thần. Vào đầu thế kỷ 19, thành phố cảng Campeche của Mexico là nơi sản xuất butaque và là nhà xuất khẩu chính của chiếc ghế sang Hoa Kỳ. Nhà thiết kế nội thất và đồ đạc Clara Porset, sinh ra trong một gia đình giàu có ở Cuba và học ở New York và Paris, có thể đã bắt đầu làm đồ nội thất cho mình sau khi di cư đến Mexico vào giữa những năm 1930. Porset đã diễn giải lại butaque qua lăng kính Bauhaus, thiết kế nhiều phiên bản với các vật liệu địa phương, bao gồm gỗ gụ, đan lát và da, đồng thời tối giản cấu trúc của nó. Sự tái hiện lại butaque theo chủ nghĩa hiện đại của Porset vào khoảng năm 1957 là thiết kế có tính lâu dài nhất của bà, một hình dạng uốn lượn bằng gỗ ép và đan bằng liễu gai, với ghế tựa cao được đặt thăng bằng trên các chân hình bán nguyệt.18 - Ghế sofa Polder, 2005, Hella JongeriusTrong một ngành công nghiệp đề cao sự tinh tế, chiếc ghế sofa Polder của nhà thiết kế người Hà Lan Hella Jongerius dường như là một lời từ chối thông minh: một tác phẩm hoành tráng nhưng không hoàn hảo một cách đáng tự hào, phô trương những khuyết điểm của nó như những đức tính tốt. Những chiếc đệm hình vuông với nhiều kích cỡ khác nhau và phần tựa lưng không đồng đều được bọc theo các màu đất khác nhau (màu đỏ giống như đất sét, màu xanh rêu, màu xanh đại dương) rất thú vị từ mọi góc độ, được đính những chiếc nút không giống ai. Được đặt tên theo một hệ thống đồng ruộng trũng ở Hà Lan đã được khai hoang từ biển bằng đê và kênh thoát nước, Polder là một bức thư tình gửi đến quê hương xanh tươi của Jongerius và kỹ thuật tự nhiên tài tình của nó, nhưng nó cũng là lời ca ngợi sự tiện nghi của nơi đây và vẻ đẹp của cuộc sống hàng ngày.19 - Ghế sofa Extrasoft, 2008, Piero LissoniĐược tạo ra vào năm 2008 cho Living Divani bởi giám đốc sáng tạo của thương hiệu, Piero Lissoni, Extrasoft thể hiện một số xu hướng thiết kế của nửa thế kỷ qua trong một vật thể duy nhất: hướng tới hình học đơn giản; đồ nội thất nằm gần mặt đất hơn; và sự phổ biến của các thiết kế mềm mại. Nhưng đặc điểm nổi bật của chiếc ghế sofa này là tính mô-đun của nó. Với các phần có kích thước không đều được kết nối thông qua các móc ẩn, nó có thể được cấu hình thành vô số hình dạng; đó là nghệ thuật tương tác cũng như đồ nội thất. Và bởi vì hướng của nó chủ yếu nằm ngang, Extrasoft có thể trải rộng khắp hầu hết mọi không gian, cung cấp chỗ để ngả lưng, ngồi nói chuyện hoặc ngủ, gợi nhớ đến một chiếc giường khổng lồ hoặc những địa điểm trò chuyện hấp dẫn của những năm 1970.20 - Ghế chờ, 1952, Charles và Ray EamesRất ít nhà thiết kế gợi lên chủ nghĩa hiện đại của Mỹ thời hậu chiến và sự lạc quan tốt hơn cặp vợ chồng Charles và Ray Eames, sống và làm việc ở Los Angeles. Trong Thế chiến thứ hai, cặp đôi này đã sử dụng các lớp ván ép để phát triển các thanh nẹp mới cho Hải quân, cải tiến các kỹ thuật đúc mà sau này áp dụng cho các thiết kế khác, bao gồm cả Side Chair, một chiếc vỏ nhựa đơn giản được gắn trên một lưới các chân trục dây bằng dây thép. Vừa mang tính sinh học vừa mang tính công nghiệp, Side Chair giờ đây được nâng cấp và tái hiện không ngừng, xuất hiện gần như khắp mọi nơi từ nhà hàng đến quán cà phê. Có lẽ hơn bất kỳ tác phẩm nào khác của Eames, nó thể hiện trọn vẹn nguyên tắc của cặp đôi: hơi ngốc nghếch nhưng vẫn thanh lịch đến không ngờ.21 - “Accumulation No. 1”, 1962, Yayoi KusamaMột chiếc ghế bành có thể gợi cảm được không? Dưới bàn tay của nghệ sĩ siêu thực Nhật Bản Yayoi Kusama, câu trả lời là có. Tác phẩm điêu khắc trên vải của cô là đồ nội thất được mô phỏng lại qua lăng kính của một kẻ khiêu khích. Được bao phủ bởi những cụm xúc tu nhồi bông được khâu bằng tay mà Kusama đã mô tả là cơ quan sinh dục của nam giới. “Accumulation No. 1” được làm trên gác xép của cô ở trung tâm New York. Khai thác chủ đề lặp lại và hay thay đổi, sự sáng tạo kỳ dị này của Kusama bắt nguồn từ một sự thôi thúc nghiêm trọng hơn: “[Tôi] bắt đầu tạo ra cơ quan sinh dục của nam giới để chữa lành cảm giác ghê tởm tình dục của mình. Tái tạo đồ vật… là cách tôi chinh phục nỗi sợ hãi,” cô từng nói. Nó cũng được đọc như một lời chế nhạo nền nghệ thuật do nam giới thống trị trong thời đại đó.22 - Ghế Chairry, 1986, Gary Panter và Ric HeitzmanTrong loạt phim truyền hình được yêu thích “Pee-wee's Playhouse” — do Paul Reubens sáng tác năm 1986 — chiếc ghế bành là nhân vật chính. Được lồng tiếng bởi nữ diễn viên Alison Mork, Chairry mời rất nhiều khách mời và khách quen, từ Dolly Parton đến S. Epatha Merkerson, ngồi phịch xuống khuôn mặt giống như mất trí nhớ của mình. Với làn da mịn như nhung màu ngọc lam, hàm răng quá khổ và đôi mắt tròn với hàng mi cong, Chairry là tiền thân quan trọng của Barney, con khủng long biết hát xuất hiện 6 năm sau đó. Chairry đã nhẹ nhàng chế nhạo sự ngây thơ trong các chương trình dành cho trẻ em những năm 1950. Tiếp nối chủ nghĩa hậu hiện đại đầy màu sắc của những năm 1980, thế giới của Pee-wee là sự chế nhạo của một nghệ sĩ ngoại đạo về chứng ảo giác, phong cách hippie và thời thơ ấu vui tươi.23 - Ghế Due Più, 1971, Nanda VigoNghệ sĩ, kiến trúc sư và nhà thiết kế người Milan Nanda Vigo đã giúp mở ra kỷ nguyên disco với chiếc ghế này, ban đầu được sản xuất cho công ty nội thất Ý Conconi SNC/More Coffee. Trong khi ống sắt hoặc đồng thau mạ crôm gợi lên chủ nghĩa chức năng của Bauhaus, ghế và tựa lưng hình trụ phủ lông, không khác gì những con lăn khổng lồ dùng để đánh bóng ở tiệm rửa xe, mang đến cho nó một nét nghệ thuật Pop Art. Vigo đã lấy cảm hứng từ khoa học viễn tưởng và các quy tắc phong cách của ngành hàng không vũ trụ đang phát triển vào thời điểm đó. Trên chiếc ghế Due Più, chất liệu lông tạo thêm nét mềm mại hơn cho chủ nghĩa tối giản mang tính chất cứng rắn của các sản phẩm cùng thời với Vigo, mang lại kết quả không thể phủ nhận là một thiết kế vô cùng hấp dẫn.24 - Ghế đẩu 60, 1933, Alvar AaltoVới ba chân hình chữ L và mặt ghế dạng đĩa nhìn khá trẻ con, Ghế đẩu 60 đơn giản đến kinh ngạc thể hiện phong cách thiết kế của nhà thiết kế người Phần Lan Alvar Aalto. Là kết quả của sự hợp tác giữa Aalto và thợ mộc Otto Korhonen. Ảnh hưởng của chiếc ghế đẩu có thể được nhìn thấy không chỉ ở vô số cách mà nó tương tác với môi trường của nó — một chỗ để ngồi hoặc đóng vai trò một chiếc bàn nhỏ bên cạnh, nó có thể được chồng lên nhau để cất giữ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nó được sản xuất liên tục và có ảnh hưởng sâu sắc.25 - Ghế đẩu lông vũ, 1990, Shiro Kuramata“Sự mê hoặc cũng nên được coi là chức năng,” nhà thiết kế Kuro Kuramata cho biết. Chắc chắn có một cảm giác kỳ diệu đối với chiếc ghế đẩu lông vũ của nhà thiết kế này, với những bộ lông màu vàng và trắng lơ lửng trong một khối acrylic. Kuramata đã sớm được ca ngợi với tư cách là người tạo ra hơn 100 cửa hàng bán lẻ Issey Miyake, bắt đầu với cửa hàng Tokyo đầu tiên của thương hiệu này vào năm 1976. Kuramata đã đổi mới trong việc sử dụng vật liệu, sản xuất ghế và ghế sofa bằng kính mờ và acrylic, hoặc lưới thép trong suốt. Ông đã tạo ra nhiều thiết kế mang tính biểu tượng của mình vào những năm 1980, khi ông còn là thành viên ban đầu của Tập đoàn Memphis, bao gồm cả chiếc ghế bành Miss Blanche, một chiếc ngai được làm từ acrylic được đính hoa hồng tổng hợp và được đặt tên theo nhân vật trong vở kịch năm 1947 của Tennessee Williams, “A Streetcar Named Desire." Cả hai tác phẩm đều nặng nhưng lại tạo cảm giác không trọng lượng.Theo NYTXEM THÊM:Kết hợp Á Âu trong nội thất shophouse tại vinhomes ocean park 2TRANG TRÍ PHÒNG NGỦ PHONG CÁCH INDOCHINECÁC CÂU HỎI KHÁCH HÀNG NÊN TỰ TRẢ LỜI TRƯỚC KHI TÌM ĐẾN ĐƠN VỊ THIẾT KẾNgôi nhà mang phong cách Indochine đương đạiPhong cách nội thất Việt cho phòng khách nhà ống cầu thang giữaThiết kế nội thất nhà ống đẹp và hiện đạiThiết kế nhà liền kề Phú Lương Hà Đông đơn giản ấm cúngThiết kế nội thất gỗ tự nhiên cho nhà liền kề Gamuda Yên SởĐưa đồ gỗ việt vào thiết kế nội thất nhà phố liền kềPhòng ngủ sử dụng đồ gỗ Việt mang lại cảm giác ấm áp và gần gũiThiết kế thi công phòng ngủ đẹp với vật liệu bền vững và chi phí phải chăng
Phanblogs@halamp.vn 17/12/2024
Đọc thêm
Những chiếc ghế, bàn, sofa và đồ gia dụng có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua Sáu chuyên gia về kiến trúc, thiết kế nội thất và điêu khắc đã gặp nhau tại trụ sở New York Times để chọn ra những chiếc ghế, bàn, sofa và đồ gia dụng có ảnh hưởng lớn nhất trong 100 năm qua. Các món đồ được ch...
Kết hợp Á Âu trong nội thất shophouse tại vinhomes ocean park 2
KẾT HỢP Á – ÂU TRONG NỘI THẤT SHOPHOUSE TẠI VINHOMES OCEAN PARK 2Phân khu Kinh Đô Ánh Sáng tại Vinhomes Ocean Park 2 là một trong những biểu tượng nổi bật của dự án, được thiết kế mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp cổ sang trọng. Với vị trí đắc địa và sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian kinh doanh và sinh hoạt, các căn shophouse tại đây là lựa chọn lý tưởng cho những gia đình nhiều thế hệ.Thiết kế nội thất của chúng tôi hướng đến sự giao thoa hài hòa giữa phong cách Á - Âu, vừa đáp ứng nhu cầu sống tiện nghi cho ông bà, bố mẹ, con cháu, vừa thể hiện sự sang trọng và cá tính riêng. Hãy cùng khám phá sự kết hợp độc đáo này, nơi bạn có thể tìm thấy nguồn cảm hứng phù hợp cho không gian sống mơ ước của mình!1. Phong cách Á – Âu trong nội thất là gì?1.1. Phong cách Á Đông (Á)Phong cách Á Đông trong thiết kế được thể hiện qua sự gần gũi và quen thuộc, nổi bật ở các yếu tố như màu sắc, chất liệu, đường nét, họa tiết, cùng những chi tiết decor trang trí mang đậm nét truyền thống.Mầu sắc nhẹ nhàng: Màu sắc trong thiết kế mang tông trung tính nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư thái và gần gũi. Các gam màu được lựa chọn hài hòa, từ nâu ấm của gỗ tự nhiên, sắc be trang nhã của tường, đến vải đệm xanh nhạt dịu mắt. Rèm màu ghi và điểm xuyết xanh lá nhạt giúp không gian thêm phần sinh động mà vẫn giữ được sự cân bằng, dễ chịu.Đường nét họa tiết tinh tế: Đường nét và họa tiết trong thiết kế nội thất mang đậm dấu ấn Á Đông, thể hiện qua sự tinh tế và quen thuộc trong kiến trúc cũng như đồ gỗ. Các chi tiết trang trí được chắt lọc từ văn hóa truyền thống, như hoa văn chạm khắc thủ công, họa tiết hình học đặc trưng, hay những điểm nhấn lấy cảm hứng từ thiên nhiên, mang lại sự hài hòa và chiều sâu cho không gian sống.Chất liệu: Chất liệu trong thiết kế nội thất mang đậm nét truyền thống Việt Nam, nổi bật với gỗ Gụ tự nhiên cao cấp, sơn mài tinh xảo trên các sản phẩm gỗ, và vải đũi thô mộc mạc. Điểm nhấn còn đến từ các vật liệu gần gũi như đèn lụa mềm mại hay giấy dó truyền thống, tất cả cùng hòa quyện để tạo nên không gian thân thuộc và đậm chất văn hóa Việt.Yếu tố trang trí khác: Yếu tố trang trí trong không gian được chọn lọc kỹ lưỡng với đậm nét văn hóa Việt. Tranh trang trí sử dụng các chủ đề quen thuộc như tranh sơn mài, tranh sen, tranh Phật, và tranh tường, mang đến chiều sâu nghệ thuật truyền thống. Các món đồ décor tinh tế như bình gốm sứ Việt, tượng nghệ thuật, hay bình hoa sen giúp không gian thêm phần sống động và đậm chất Á Đông.CÁC CÂU HỎI KHÁCH HÀNG NÊN TỰ TRẢ LỜI TRƯỚC KHI TÌM ĐẾN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ Phong cách nội thất Việt cho phòng khách nhà ống cầu thang giữa Thiết kế nội thất nhà ống đẹp và hiện đại1.2. Phong cách Châu Âu (Âu)Phong cách nội thất Châu Âu mang đến sự sang trọng và hiện đại thể hiện qua các chi tiết cầu kỳ hay chất liệu cao cấp. Yếu tố thiết kế mang phong cách Châu Âu thể hiện ở các đặc trưng sau: Kiến trúc Châu Âu: Yếu tố vòm cong, phào chỉ, gạch đá ốp lát sang trọng…Nội thất tinh xảo: Sử dụng sofa da, đèn chùm, bàn ghế được thiết kế tỉ mỉ, tạo nên sự đẳng cấp.Tông mầu hiện đại: Tông màu trắng, xám, xanh kết hợp ánh kim giúp không gian sáng và rộng hơn. Ánh sáng: Chú trọng hệ thống đèn chiếu sáng, mang lại sự ấm cúng và cuốn hút.2. Sự kết hợp hài hòa Á và Âu trong thiết shophouse tại Kinh Đô Ánh Sáng Ocean Park 2hình ảnh hiện trạng căn shophouse tại phân khu kinh đô ánh sáng ocean park2.1. Thiết kế nội thất tầng 1Tầng 1 được thiết kế rộng rãi với ba không gian chính: phòng khách, sảnh thang máy và thang bộ, cùng phòng bếp. Hai vòm cong được sử dụng khéo léo để phân chia không gian, vừa tạo sự riêng tư, thoáng đãng, vừa trở thành điểm nhấn ấn tượng.Nội thất kết hợp hài hòa giữa gỗ tự nhiên phong cách Á - Âu cách tân và gỗ công nghiệp màu trung tính, mang lại vẻ hiện đại, tinh tế. Các thiết bị cao cấp như thang máy, điều hòa âm trần, máy rửa bát, lò nướng... được tích hợp đầy đủ, đảm bảo sự tiện nghi và đẳng cấp cho không gian sống.Hình ảnh tổng thể thiết kế nội thất căn shophouse Ocean park 2Hình ảnh thiết kế 1 góc phòng khách tại dự án ocean park 2Góc thiết kế phòng khách với điểm nhấn trang trí bên kệ ti viHình ảnh thiết kế sảnh hành lang thang máy tầng 1Hình ảnh thiết kế tủ trang trí phòng khách đồng thời làm vách ngăn phòngThiết kế phòng bếp và ăn dự án vinhomes ocean park 2Thiết kế nhà liền kề Phú Lương Hà Đông đơn giản ấm cúng Thiết kế nội thất gỗ tự nhiên cho nhà liền kề Gamuda Yên Sở Đưa đồ gỗ việt vào thiết kế nội thất nhà phố liền kề2.2. Thiết kế nội thất tầng 2Toàn bộ tầng 2 được thiết kế thành không gian sinh hoạt riêng cho ông bà, gồm một phòng ngủ, khu vực sảnh liên thông với phòng đọc hoặc phòng khách phụ đáp ứng nhu cầu sử dụng linh hoạt.Phòng ngủ của ông bà mang đậm nét Á Đông với đồ gỗ tự nhiên được chạm khắc họa tiết truyền thống quen thuộc. Các chi tiết trang trí như trần, tường và đèn đều được lựa chọn kỹ lưỡng, tạo nên một tổng thể hài hòa và ấm cúng.Hình ảnh thiết kế phòng ngủ ông bà tầng 2 dự án phân khu Kinh Đô Ánh Sáng Ocean Park 2Phòng đọc hoặc phòng khách phụ được bố trí với những chiếc ghế thư giãn có mặt ghế rộng, phù hợp để nằm nghỉ ngơi, đọc sách hay giải trí, mang lại sự tiện nghi và thoải mái tối đa cho ông bà.Hình ảnh thiêt kế phòng đọc kết hợp phòng khách phụ dự ánHình ảnh thiết kế hành lang tầng 2 đẹp2.3. Thiết kế nội thất tầng 3Tầng 3 được bố trí thành không gian nghỉ ngơi dành cho bố mẹ và con gái, với thiết kế phù hợp nhu cầu và phong cách của từng thành viên.Phòng ngủ của bố mẹ kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại, sử dụng gỗ tự nhiên làm nền tảng. Thiết kế được tinh giản và nhẹ nhàng hơn so với không gian của ông bà, mang lại cảm giác thư thái và ấm áp.Hình ảnh thiết kế phòng ngủ bố mẹ mang phong cách Á - ÂuPhòng ngủ con gái được thiết kế theo phong cách hiện đại, sử dụng tông màu be hoặc ghi nhẹ nhàng, tạo sự trẻ trung và năng động. Các chi tiết được chăm chút để phù hợp với sở thích cá nhân, đồng thời vẫn giữ được sự gần gũi, ấm cúng, hài hòa với tổng thể ngôi nhà.Thiết kế phòng ngủ con gái đẹp và hiện đại2.4. Thiết kế nội thất tầng 4Mặt sàn tầng 4 được thiết kế với 1 phòng ngủ dành cho cậu và một phòng chơi đọc sách dành cho trẻ.Phòng ngủ cho Cậu: phòng ngủ được thiết kế thi công chờ sẵn dành cho Cậu, do Cậu sinh sống bên nước ngoài 1 năm về từ 1 đến 2 lần, thiết kế nội thất phòng này cũng mang yếu tố hiện đại nhiều đường nét phong cách Châu Âu hơn. Với mầu sắc nhẹ nhàng cùng toàn bộ đồ nội thất bố trí đầy đủ và hợp lý mang lại sự tiện nghiThiết kế phòng ngủ Cậu đẹp và hiện đại3. Lợi ích của thiết kế nội thất mang phong cách Á – ÂuTối ưu không gian: Thiết kế Á - Âu giúp khai thác tối đa diện tích sử dụng, phù hợp cho cả mục đích sống và kinh doanh.Thẩm mỹ vượt thời gian: Phong cách này mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và không lỗi mốt.Phù hợp với nếp sống sinh hoạt người Việt: Đảm bảo sinh hoạt thoải mái, tiện nghi đặc biết mọi người sống trong không gian quen thuộc, gần gũi mà không có cảm giác xa lạ.Phù hợp với khí hậu Việt Nam. Các đồ gỗ nội thất được thiết kế tính toán đảm bảo sự phù hợp với khí hậu Việt, gỗ tự nhiên giảm thiểu co ngót cong vênh, đệm nỉ hay da dễ dàng thay thế và vệ sinh, gỗ công nghiệp bố trí hợp lý đảm bảo tính chất thiết kế và độ bền lâu dài.Gia tăng giá trị bất động sản: Shophouse với thiết kế ấn tượng giúp nâng tầm giá trị sử dụng4. Kết luậnSự kết hợp phong cách Á - Âu trong thiết kế nội thất shophouse tại phân khu Kinh Đô Ánh Sáng thuộc Vinhomes Ocean Park 2 không chỉ mang lại không gian sống lý tưởng mà còn giúp gia chủ thể hiện gu thẩm mỹ và đẳng cấp riêng. Đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm một không gian sống đa năng và giá trị lâu dài.Hãy để Halamp đồng hành cùng bạn trong hành trình kiến tạo một không gian sống gần gũi sang trọng và tiện nghi. Liên hệ ngay với chúng tôi để biến ý tưởng thiết kế của bạn thành hiện thực!Phòng ngủ sử dụng đồ gỗ Việt mang lại cảm giác ấm áp và gần gũiNội thất thiết kế mang phong cách kiến trúc Việt Nam- Vietnamese stylePhong cách Rustic tại Việt Nam: Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại🟠 Halamp: Thiết kế, sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất phong cách Việt. 🟠📲 Hotline: 0867750420🔸Văn phòng: Tòa nhà HH02-1B khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê Hà Nội.🔸Xưởng gia công & hoàn thiện: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.✴️ Website: https://halamp.vn/pages/mau-thiet-ke-phong
HaLamp 15/12/2024
Đọc thêm
KẾT HỢP Á – ÂU TRONG NỘI THẤT SHOPHOUSE TẠI VINHOMES OCEAN PARK 2Phân khu Kinh Đô Ánh Sáng tại Vinhomes Ocean Park 2 là một trong những biểu tượng nổi bật của dự án, được thiết kế mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp cổ sang trọng. Với vị trí đắc địa và sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian kinh doanh và...